Thursday, April 23, 2009

Sau 360 Yahoo, bạn đi đâu?

Rất nhiều bạn blogger bắt đầu dọn nhà sang nơi mới. Phần tôi, tôi không dám dọn vô mấy chổ mà người ta có thể dể dàng quản lý (Thí dụ như http://vn.myblog.yahoo.com hay http://yume.vn/ ) Không phải chê ao nhà đục, cái hoàn cảnh nó như vậy. Tính mình thích tự do, lỡ tay, lỡ miệng, đi lạc đường, viết lách không đúng quy định ... kẹt

Nhìn quanh, thấy bạn bè ở trong nước dọn tới Multiply nhiều. Mình cũng qua đó, dựng cái chòi. Có những bloggers khác mở blog ở Wordpress, Blogspot, Opera, ... Chun vô Facebook. Wow! Nhiều bạn đã ở đó rồi. Facebook lại có tiếng Việt. Sướng. Tôi thích Facebook hơn MySpace. Facebook có giao diện dễ nhìn, đẹp và trông có vẻ chuyên nghiệp, đứng đắn. Ở Facebook, tôi gặp gở bạn bè vừa bên này, vừa bên kia bờ Thái Bình.

Dạo này kinh tế khó khăn nên cũng không có nhiều thì giờ lướt hết mọi chổ, thăm hỏi hết mọi gia trang quen biết. Nên chắc chỉ lết vào được tới Multiply và Facebook thôi. Mong các bạn thông cảm.

Saturday, April 11, 2009

Nhà nước không hoan nghênh

... nhưng biết đâu nhân dân lại hoan nghênh :D

Trích từ BBC Việt Ngữ
(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/04/090410_nguyenhungquoc_visa.shtml)

Năm 2005, ông Nguyễn Hưng Quốc đã từng bị chặn không được nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất khi ông đưa một nhóm sinh viên về Việt Nam thực hiện du khảo, với lý do ghi trong biên bản chỉ vọn vẹn mấy chữ: "Theo lệnh trên".

Sau lần đó, ông Nguyễn Hưng Quốc cho biết trường Đại học nơi ông giảng dạy đã viết thư chính thức hỏi Đại sứ quán Việt Nam tại Úc giải thích lý do không cho ông nhập cảnh nhưng cho tới nay, sau bốn năm, vẫn chưa hề nhận được câu trả lời, tuy nhiên khi ông trực tiếp hỏi Bí thứ thứ nhất Tòa đại sứ Việt Nam tại Úc, ông Nguyễn Văn Nhật, thì ông Nhật đáp: "Chuyện này nó phức tạp lắm, trả lời khó lắm anh ạ".

Khi được hỏi cảm xúc của ông khi bị yêu cầu rời khỏi Việt Nam ngay khi mới đặt chân tới Nội Bài, dù mục đích chuyến đi của ông là để đóng góp tại Hội thảo những nghiên cứu về việc gìn giữ tiếng Việt, bản sắc dân tộc Việt ở hải ngoại, ông cho biết trước hết là cảm giác ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật.

Ông lập luận rằng, nếu ông là người hoạt động chính trị thì sự tiếp đón thù nghịch như vậy có thể giải thích được. "Bất cứ một chính phủ nào cũng có quyền từ chối một số người nào đó có thái độ, ý đồ, hoặc hành động chống phá lại họ."

Theo ông Quốc thì "Trong trường hợp đó tôi hoàn toàn thông cảm. Cái quyền đó cần phải được tôn trọng, không phải chỉ ở Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới".

Nhưng ông Quốc nói rằng ông không phải là người hoạt động chính trị hay có dính dáng gắn bó với bất cứ tổ chức chính trị nào, mà chỉ là một nhà trí thức, một nhà văn, một nhà phê bình.

Ông nói thêm: "Tôi có lên tiếng phê phán chuyện này chuyện kia thì cũng từ góc độ của một nhà trí thức với thiện chí làm thế nào để xây dựng đất nước mình, văn học mình, văn hóa mình mỗi ngày một tốt hơn".

Theo ông Nguyễn Hưng Quốc, mặc dù ông có viết một số cuốn sách, bài báo không làm hài lòng chính quyền Việt Nam, nhưng ông không cho rằng những bài báo, cuốn sách có tính chất học thuật như vậy lại bị coi như một sự thù nghịch hay là một nỗi nguy hiểm, một kẻ thù của chế độ.

Một trong những tác phẩm như vậy là cuốn "Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng sản", do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành năm 1991 và được tái bản năm 1996.

* * * Hết lời trích * * *

Ông giáo sư đại học này nên học tập noi gương tấm gương "sáng láng" của nhà nghệ thuật kiêm giảng viên trường cao đẳng Brian Đoàn :D