Monday, August 08, 2022

Nguyễn Hưng Quốc: Đất nước sẽ về đâu?

https://www.voatiengviet.com/a/dat-nuoc-se-ve-dau/3311636.html

Tôi có khá nhiều bạn bè hiện đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn
làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu, con cái khôn lớn, có gia đình và
có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng tuổi già. Bức tranh
người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người ta có thể dễ
dàng có một cuộc sống rất phong lưu ở Việt Nam. Có thể thuê người ở.
Có thể đi đây đi đó. Có thể ăn hết món lạ này đến món lạ khác. Thế
nhưng, đến ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam,
người ta lại đổi ý. Theo họ, Việt Nam chỉ là nơi để đi du lịch chứ
không phải là nơi có thể sống được lâu dài. Người ta đưa ra hai lý do
chính: Một là nhớ con cháu tại Úc; hai là, Việt Nam hoàn toàn không an
toàn.

Tôi cũng có khá nhiều bạn bè ở hướng ngược lại: Họ sống tại Việt Nam,
phần lớn đều khá thành đạt, có chức có quyền và có tiền. Họ cho con
cái du học ngoại quốc. Học xong, các cháu có việc làm đàng hoàng, sau
đó, bảo lãnh cho cha mẹ từ Việt Nam, sau khi về hưu, ra ngoại quốc
sinh sống. Họ bỏ lại sau lưng cuộc sống rất dư dả và cũng rất vui vẻ
trên quê hương để sang sống ở một quốc gia xa lạ về cả ngôn ngữ lẫn
văn hoá; và vì sự xa lạ ấy, cũng khá buồn rầu. Hỏi tại sao, họ cũng
nêu lên hai nguyên nhân: Một là muốn gần gũi con cháu; và hai là, ở
ngoại quốc, dù buồn, vẫn an toàn hơn hẳn Việt Nam.

Bỏ qua việc sống gần con cháu, cả hai nhóm người ấy đều có nhận thức
giống nhau: Việt Nam, dù là quê hương người ta rất yêu mến, không còn
là một nơi an toàn để sống.

Trước hết là thiếu an toàn về chính trị. Ở bình diện cá nhân, người ta
có thể bị bắt bớ hay tra tấn bất cứ lúc nào nếu muốn có một tư duy độc
lập và nếu muốn thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ở bình diện quốc gia,
dù nhà nước Việt Nam luôn xem sự ổn định là một trong những mục tiêu
lớn nhất của họ, ai cũng biết, Việt Nam lúc nào cũng ẩn chứa đầy những
nguy cơ bất ổn. Bất ổn trong nội bộ đảng với các khuynh hướng và phe
phái khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là bất ổn trong quan hệ với
Trung Quốc: Không ai dám chắc những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung
Quốc trên Biển Đông sẽ không bùng nổ thành chiến tranh. Đã đành Việt
Nam lúc nào cũng nhân nhượng Trung Quốc. Nhưng sự nhân nhượng nào cũng
có giới hạn. Mà Trung Quốc thì rõ ràng không muốn dừng lại ở bất cứ
giới hạn nào cho đến lúc hoàn toàn trở thành bá chủ trên Biển Đông.

Thứ hai là thiếu an toàn về giao thông. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng
10.000 người chết vì tai nạn xe cộ. Mười ngàn: tức mỗi ngày trung bình
gần 30 nạn nhân. Đó là người chết. Con số những người bị thương tật
chắc chắn sẽ nhiều hơn hẳn. Bởi vậy, ở Việt Nam, nhiều người nói, cứ
mỗi lần bước ra khỏi cửa nhà là thấy phập phồng. Con đường nào cũng
đầy bất trắc. Đi đúng luật và lái xe cẩn thận cũng có thể bị những
chiếc xe "điên" bị mất tay lái cán chết. Ngay cả đi bộ cũng không an
tâm. Mỗi lần băng qua đường là một lần đối diện với rủi ro.

Nhưng quan trọng nhất là mất an toàn thực phẩm. Báo chí đã nói rất
nhiều về thực phẩm bẩn ở Việt Nam. Hầu như tất cả đều bẩn. Hầu như bất
cứ loại gia súc nào cũng được cho ăn các hoá chất độc hại để tạo nạc
và tăng trọng. Tệ hại hơn, người ta còn đem bán cả thịt thối rữa, sau
khi tẩm ướp bằng các loại hoá chất để bay mùi và săn thịt. Ngày trước,
đã có nhiều người giả thịt trâu thành thịt bò. Bây giờ, "tài" hơn,
người ta còn biến cả thịt heo thành thịt bò. Thịt giả như vậy cũng
được đi. Nhưng vấn đề là để làm giả như thế, người ta lại sử dụng các
loại hoá chất độc hại để nhuộm màu thịt. Ăn chúng, người ta ăn cả các
chất có thể gây ung thư.

Thịt đã thế, rau trái cũng thế. Cũng đầy hoá chất. Hoá chất trong phân
bón và trong các loại thuốc trừ sâu. Hoá chất còn được dùng để ướp
trái cây cho chúng bắt mắt hơn. Ngay cả nước dừa cũng không an toàn.
Để trái dừa có màu tươi như mới, người ta lại nhúng chúng vào hoá
chất. Lại hoá chất.

Trước, người ta tưởng ăn cá tôm và các loại hải sản là an toàn. Nhưng
không phải. Tôm cá và hải sản nuôi trong các hồ nhân tạo cũng nhiễm
đầy các chất cấm. Còn tôm cá và hải sản được đánh từ sông và biển? Từ
đầu tháng 4 vừa rồi, chúng lại cũng bị nhiễm độc. Hàng trăm tấn cá bị
chết, tấp trắng các bờ biển từ Hà Tĩnh vào đến Huế, kéo dài cả hơn 200
cây số. Chính quyền còn ú ớ trong việc xác định nguyên nhân cá chết
nhưng có một điều chắc chắn: chúng bị nhiễm độc các loại hoá chất do
con người thải ra. Thành ra tôm cá đánh bắt từ biển khơi cũng không
còn an toàn nữa.

Thịt: độc. Tôm cá: độc. Rau, trái và củ: độc. Cả không khí người ta
thở, đặc biệt tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, cũng nhiễm đầy
chất chì và thuỷ ngân: độc. Cả nước bị nhiễm đầy chất độc. Không có gì
đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh ung thư rất cao.
Càng ngày càng cao.

Lâu nay, nói đến những khó khăn mà Việt Nam đang đối diện, chúng ta
hay nghĩ đến các yếu tố chính trị và địa chính trị, đến vấn đề dân chủ
và nhân quyền, đến chuyện các đại công ty phá sản và nợ công chồng
chất. Nhưng ngay cả về phương diện xã hội, liên quan đến chuyện ăn
uống và hít thở hàng ngày, Việt Nam cũng đối diện với bao nhiêu nguy
hiểm.

Tôi cứ tự hỏi: Trong một khí quyển như thế, làm sao người Việt Nam có
thể sống được và tương lai đất nước sẽ đi về đâu?

Tự dưng lại nhớ đến bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh" của
Trần Thị Lam, một cô giáo dạy Văn ở Hà Tĩnh, viết sau biến cố hàng
trăm tấn cả bị chết ở miền Trung. Bài thơ đăng trên facebook của cô,
sau, công an địa phương buộc cô phải gỡ xuống. Lời thơ đơn giản, thật
thà, nhưng thể hiện được những trăn trở của cả hàng triệu người Việt
Nam hiện nay.

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Monday, July 18, 2022

Bảng đối chiếu từ ngữ Việt Nam & việt cộng (Trần Văn Giang)

Lời người giới thiệu:
- Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hoàn toàn khác biệt) dễ dàng gây "hoang mang" (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.
- Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.
- Đã có một số tác giả hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là "cái chết của ngôn ngữ Sài gòn cũ." Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm là tiếng Sài Gòn cũ (VNCH) đã hoặc sẽ chết. Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài gòn cũ trong gia đình, trong các buổi thánh lễ ở nhà thờ, trong kinh sách vào những buổi lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đình phật tử… Hiển nhiên chữ Sài Gòn cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu thì hà cớ gì chúng ta phải dùng đến chữ của Vi-Ci (VC) (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi...)
- Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine vì có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồi. Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt tị nạn CS; Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khoảng năm 1950 là họ đã khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language). Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam thì cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài Gòn cũ không phải chỉ có trong ước mơ. Bây giờ chúng ta cứ vô tình dùng chữ ngây ngô của VC thi chẳng khác gì như vô hình chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa và Hoàng sa của Việt Nam).
- Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiều bài viết của nhiều tác giả và từ kinh nghiệm cá nhân, một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai "dễ dàng gây hoang mang" này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy ý sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm "địa chỉ" của mình).

T.V.G.

Sau đây là Bản Đối Chiếu
TỪ NGỮ Việt Cộng  &  TỪ NGỮ Việt Nam Cộng Hòa

Ấn tượng = Đáng ghi nhớ, đáng nhớ

Bác sỹ / Ca sỹ = Bác sĩ / Ca sĩ
Bang = Tiểu bang (State) (Vịt + nói chuyên trơ trẽn)
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ = Bắc phần / Trung phần / Nam phần
Báo cáo = Thưa trình, nói, kể
Bảo quản = Che chở, giữ gìn, bảo vệ
Bài nói = Diễn văn
Bảo hiểm (mũ) = An toàn (mũ)
Bèo = Rẻ (tiền)
Bị (đẹp) = Không dùng động từ "bị;" chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)
Bồi dưỡng (hối lộ?) = Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
Bóng đá = Đá Banh, Túc cầu
Bức xúc = Dồn nén, bực tức
Bất ngờ = Ngạc nhiên (surprised)
Bổ sung = Thêm, bổ túc

Cách ly = Cô lập
Cảnh báo = Báo động, phải chú ý
Cái A-lô = Cái điện thọai (telephone receiver)
Cái đài = Radio, máy phát thanh
Căn hộ = Căn nhà
Căng (lắm) = Căng thẳng (intense)
Cầu lông = Vũ cầu
Chảnh = Kiêu ngạo, làm tàng
Chất lượng = Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm "quality," không đề cập lượng "quantity")
Chất xám = Trí tuệ, sự thông minh
Chế độ = Quy chế
Chỉ đạo = Chỉ thị, ra lệnh
Chỉ tiêu = Định suất
Chủ nhiệm = Trưởng ban, Khoa trưởng
Chủ trì = Chủ tọa
Chữa cháy = Cứu hỏa
Chiêu đãi = Thết đãi
Chui = Lén lút
Chuyên chở = Nói lên, nêu ra
Chuyển ngữ = Dịch
Chứng minh nhân dân = Thẻ Căn cuớc
Chủ đạo = Chính
Co cụm = Thu hẹp
Công đoàn = Nghiệp đoàn
Công nghiệp = Kỹ nghệ
Công trình = Công tác
Cơ bản = Căn bản
Cơ khí (tĩnh từ!) = Cầu kỳ, phức tạp
Cơ sở = Căn bản, nguồn gốc
Cửa khẩu = Phi cảng, Hải cảng
Cụm từ = Nhóm chữ
Cứu hộ = Cứu cấp

Diện = Thành phần
Dự kiến = Phỏng định

Đại học mở = ???
Đào tị = Tị nạn
Đầu ra / Đầu vào = Xuất lượng / Nhập lượng
Đại táo / Tiểu táo = Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đình
Đại trà = Quy mô, cỡ lớn
Đảm bảo = Bảo đảm
Đăng ký = Ghi danh, ghi tên
Đáp án = Kết quả, trả lời
Đề xuất = Đề nghị
Đội ngũ = Hàng ngũ
Động não = Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
Đồng bào dân tộc = Đồng bào sắc tộc
Động thái = Động lực
Động viên = Khuyến khích
Đột xuất = Bất ngờ
Đường băng = Phi đạo
Đường cao tốc = Xa lộ

Gia công = Làm ăn công
Giải phóng = Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất nhiều)
Giải phóng mặt bằng = Ủi cho đất bằng
Giản đơn = Đơn giản
Giao lưu = Giao thiệp, trao đổi

Hạch toán = Kế toán
Hải quan = Quan Thuế
Hàng không dân dụng = Hàng không dân sự
Hát đôi = Song ca
Hát tốp = Hợp ca
Hạt nhân (vũ khí) = Nguyên tử
Hậu cần = Tiếp liệu
Học vị = Bằng cấp
Hệ quả = Hậu quả
Hiện đại = Tối tân
Hộ Nhà = Gia đình
Hộ chiếu = Sổ Thông hành
Hồ hởi = Phấn khởi
Hộ khẩu = Tờ khai gia đình
Hội chữ thập đỏ = Hội Hồng Thập Tự
Hoành tráng = Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
Hưng phấn = Kích động, vui sướng
Hữu hảo = Tốt đẹp
Hữu nghị = Thân hữu
Huyện = Quận

Kênh = Băng tần (Channel)
Khả năng (có) = Có thể xẩy ra (possible)
Khẩn trương = Nhanh lên
Khâu = Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoa
Kiều hối = Ngoại tệ
Kiệt suất = Giỏi, xuất sắc
Kinh qua = Trải qua

Làm gái = Làm điếm
Làm việc = Thẩm vấn, điều tra
Lầu năm góc / Nhà trắng = Ngũ Giác Đài / Tòa Bạch Ốc
Liên hoan = Đại hội, ăn mừng
Liên hệ = Liên lạc (contact)
Linh tinh = Vớ vẩn
Lính gái = Nữ quân nhân
Lính thủy đánh bộ = Thủy quân lục chiến
Lợi nhuận = Lợi tức
Lược tóm = Tóm lược
Lý giải = Giải thích (explain)

Máy bay lên thẳng = Trực thăng
Múa đôi = Khiêu vũ
Mĩ – Mỹ = (Hoa kỳ =USA)

Nắm bắt = Nắm vững
Nâng cấp = Nâng, hoặc đưa giá trị lên
Năng nổ = Siêng năng, tháo vát
Nghệ nhân = Thợ, nghệ sĩ
Nghệ danh = Tên (nghệ sĩ = stage name) dùng ngoài tên thật
Nghĩa vụ quân sự = Đi quân dịch
Nghiêm túc = Nghiêm chỉnh
Nghiệp dư = Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)
Nhà khách = Khách sạn
Nhất trí = Đồng lòng, đồng ý
Nhất quán = Luôn luôn, trước sau như một
Người nước ngoài = Ngoại kiều
Nỗi niềm (tĩnh từ!) = Vẻ suy tư

Phần cứng = Cương liệu
Phần mềm = Nhu liệu
Phản ánh = Phản ảnh
Phản hồi = Trả lời, hồi âm
Phát sóng = Phát thanh
Phó Tiến Sĩ = Cao Học
Phi khẩu = Phi trường, phi cảng
Phi vụ = Một vụ trao đổi thương mại (a business deal = thương vụ)
Phục hồi nhân phẩm = Hoàn lương
Phương án = Kế hoạch

Quá tải = Quá sức, quá mức
Quán triệt = Hiểu rõ
Quản lý = Quản trị
Quảng trường = Công trường
Quân hàm = Cấp bực
Quy hoạch = Kế hoạch
Quy trình = Tiến trình

Sốc ("shocked)" = Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên
Sơ tán = Tản cư
Sư = Sư đoàn
Sức khỏe công dân = Y tế công cộng
Sự cố = Trở ngại

Tập đòan / Doanh nghiệp = Công ty
Tên lửa = Hỏa tiễn
Tham gia lưu thông (xe cộ) = Lưu hành
Tham quan = Thăm viếng
Thanh lý = Thanh toán, chứng minh
Thân thương = Thân mến
Thi công = Làm
Thị phần = Thị trường
Thu nhập = Lợi tức
Thư giãn = Tỉnh táo, giải trí
Thuyết phục (tính) = Có lý (makes sense), hợp lý, tin được
Tiên tiến = Xuất sắc
Tiến công = Tấn công
Tiếp thu = Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hội
Tiêu dùng = Tiêu thụ
Tổ lái = Phi hành đòan
Tờ rơi = Truyền đơn
Tranh thủ = Cố gắng
Trí tuệ = Kiến thức
Triển khai = Khai triển
Tư duy = Suy nghĩ
Tư liệu = Tài liệu
Từ = Tiếng, chữ

Ùn tắc = Tắt nghẽn

Vấn nạn = Vấn đề
Vận động viên = Lực sĩ
Viện Ung Bướu = Viện Ung Thư
Vô tư = Tự nhiên

Xác tín = Chính xác
Xe con = Xe du lịch
Xe khách = Xe đò
Xử lý = Giải quyết, thi hành

(… còn tiếp)

* Quý vị nào thấy có thêm những chữ loại này ở đâu đó (?) hoặc thấy sự đối chiếu chưa đúng (!) thì xin vui lòng mách dùm để nhà cháu bổ túc (không phải bổ sung) và sửa đổi cho đúng (không phải là hoàn chỉnh) mà sửa chữa (chứ không phải sửa đổi), và cũng để mọi người cùng phấn khởi (không phải là hồ hởi) mà tham khảo.

Xin Đa tạ…
Trần Văn Giang [ghi chép lại]

Bắt mắt = Đẹp mắt, Ưa nhìn, Hấp dẫn
Bình ổn = Quân bình, ổn định
Căn hộ = Căn nhà
Cải tạo = Tù khổ sai
Chui cửa hậu = Công du
Cục Đường biển = Hàng hải
Cục Đường sắt = Hỏa xa
Có khả năng  = Có thể
Dũng cảm = Mạnh mẽ
Đại trà = Quy mô
Đáp án = Câu trả lời, Đáp số
Đẳng cấp = Giai cấp    
Đi làm suốt = Đi làm suốt ngày, suốt buổi ...
Điện cho ai (sai) = Gọi điện cho ai, điện thoại cho ai
Động thái = Động tĩnh  (thái độ và hành động)
Động viên = khuyến khích
Giá mềm = Giá rẻ
Giá hữu nghị = Giá tượng trưng
Giảm tốc = Giảm tốc độ
Giao dịch (cs dùng từa tựa như trả giá) = Thương thảo (négocier)
Hâm, Tửng = Khùng, mát giây
Hộ lý = Dâm nô
Hiển thị = Xem, Thấy
Khẩu trang = Băng vệ sinh
Khẩn trương = Gấp rút, Khẩn cấp                                                      
Làm chủ = Nô lệ
Lên lớp  (vd: Anh lên lớp tôi) = Dạy đời, Sửa lưng

Mặt bằng = Diện tích đất, DT khoảng trống    ???

Nhân thân = Thân nhân
Phản biện = Phản đối
Quan tâm = Lo lắng
Quảng bá = Quảng cáo hay Truyền bá
Quản lý = Sở hữu
Sân bay = Phi trường
Tài chủ nước lạ = Tàu cộng xâm lăng
Tàu vũ trụ = Phi thuyền
Tiến sĩ hữu nghị = Tiến sĩ giấy - tiến sĩ zdỏm
Tiến độ = Tiến trình
Tiếp cận = Gần gũi, Giao tiếp
Tư vấn = Cố vấn (conseiller)
Tố chất = Tư chất (cuả một người)

(http://www.vietvungvinh.com/2014/12/bang-oi-chieu-tu-ngu-viet-nam-viet-cong.html)

Monday, January 24, 2022

Đảng

Tác giả: Nguyễn Chí Thiện

Đảng dìu dắt thiếu nhi thành trộm cướp
Giải phóng đàn bà thành đĩ, thành trâu
Giúp người già bằng bắt bớ rể dâu
Và cải tiến dân sinh thành xác mướp
Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ
Đảng tắt thở cuộc đời mới thở
Đảng còn kia bát phở hóa thành mơ !
(1973)