Tuesday, December 30, 2008

Mừng Giáng Sinh 2008

Xin gửi tới các bạn lời chúc Giáng Sinh muộn màng.

Image Hosted by ImageShack.us

Cao Cung Len (Album Shotguns 10, Pre-75 Recording) - Khanh Ly

Tuesday, December 16, 2008

Tục Lãm, của ta hay của Tàu?

Mấy ngày nay trên mạng xôn xao về nguồn tin bãi Tục Lãm Nếu tin này có thật, thật buồn. Sau khi nhường ải Nam Quan, thác Bản Giốc, nay ta bị mất thêm một dãi đất.

Thực hư thế nào đang tìm hiểu.



Wednesday, December 10, 2008

Thống đốc tiểu bang Illinois bị bắt về tội tham nhũng


Tối qua xem TV thấy chiếu ông thống đốc đến với công nhân bị sa thải đang biểu tình đòi quyền lợi. Mình có cảm tình. Sáng nay, đọc thấy tin nóng hổi (breaking news) từ MSNBC:

Ill. governor arrested on corruption charges
Feds: Blagojevich sought to profit from choosing Obama's Senate successor


Ghét quá đi. Không biết ông này thuộc đảng Dân Chủ hay đảng Cộng Hòa?

Monday, December 08, 2008

Dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên ở Hoa Kỳ

Cao Quang Ánh, một người Mỹ gốc Việt, một cựu chủng sinh Công Giáo, ứng cử viên đại diện đảng Cộng Hòa đã chiến thắng dân biểu đương nhiệm Jefferson để trở thành dân biểu người Việt đầu tiên tại quốc hội Liên Bang






Rất mong dân biểu tân cử (elected U.S. representative) thành công trên bước đường tương lai, cố làm vẻ vang dòng giống Lạc Hồng trên trường quốc tế, giúp đở giáo hội Công Giáo Việt Nam ở quê nhà.

Tuesday, December 02, 2008

Báo chí Sài Gòn trước 1975

Báo điện tử TuanVietNam.net (trong nước) có một bài khá trung thực về làng báo Sài Gòn trước năm 1975 . Một chi tiết không đúng là dân số thành phố Sài Gòn trước ngày 30 tháng Tư năm 1975 là gần 3 triệu rưởi người chứ không phải có triệu người như trong bài báo.

Báo chí Sài Gòn hơn 33 năm trước xem ra tự do, trung thực, phong phú hơn báo chí hiện nay.

Trích từ TuanVietNam.Net:

"Báo chí SG cũ có nhiều từ mà độc giả ngày nay đọc thì thấy cổ lắm, "xe nhà binh", "tư thất", "tư gia"... Nhưng ngôn ngữ hồi đó thuần Việt chứ không bị lẫn tiếng nước ngoài nhiều như bây giờ. Còn quảng cáo thì không nhiều, hầu hết các báo không sống nhờ quảng cáo mà nhờ độc giả" - một nhà báo của SG trước 1975 nhớ lại.

Mỗi tháng khoảng một tuần, ông Y. chạy xe máy tới nhà in Quân Đội 2 và ngồi đó cả ngày để kiểm tra, soát lỗi bản bông của mấy tờ tạp chí do tòa soạn ngoài Hà Nội gửi vào in.

Và rất thường xuyên, ông dùng bút khoanh tròn những từ tiếng Anh xen lẫn trong bài, chi chít như xôi đỗ. Từ "golfer" này phải thay bằng "tay gôn", "gôn thủ" mới là tiếng Việt. Từ "super star" này thay bằng "siêu sao". Từ "computer" này nữa, sao không viết là "máy vi tính"?

"Nhiều nhà báo trẻ bây giờ sính dùng tiếng Anh, tiếng Mỹ trong bài quá, mặc dù nhiều từ có tiếng Việt tương ứng. Có khi lại dùng từ nước ngoài kèm theo tiếng Việt, kiểu như: fan hâm mộ, nắp ca-pô…" - ông Y. nói. "Tôi nhớ báo chí Sài Gòn thời trước 75 không ai viết tiếng Việt theo kiểu "ba rọi" như vậy, mà phóng viên có lỡ viết thì biên tập viên cũng sẽ sửa ngay".


Chợ Bến Thành trước năm 1975. (Ảnh tư liệu, nguồn: wikipedia.org)

Ông Y. sống cả tuổi trẻ của mình ở Sài Gòn cũ. Ông học ĐH Văn khoa Sài Gòn, ban Anh văn, vừa học vừa đi viết nhật báo rồi chuyển qua làm cho một tạp chí văn nghệ. Còn bây giờ, ông làm biên tập viên "kiêm" sửa morat cho mấy tờ tạp chí tiêu dùng của một tòa soạn ngoài Hà Nội.

Theo ông, ngôn ngữ chỉ là một trong rất nhiều điểm khác biệt giữa báo chí Sài Gòn cũ và báo bây giờ. Nhưng nghề báo thì bao giờ cũng vậy, là niềm vui, là nỗi buồn, là lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cả những giọt nước mắt.

Sinh ngữ thành tử ngữ

T.T.T., một người làm báo thời Sài Gòn cũ, hiện viết báo tiếng Việt ở nước ngoài, từng bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ biến mất một thứ tiếng Việt mà người Sài Gòn hồi đó dùng, được thể hiện trên báo chí và văn học. Hiện nay, nhiều từ ngữ đã bị quên lãng hoặc rất hiếm được dùng như: sổ gia đình, bằng khoán nhà, gá nghĩa, giáo học v.v.

Đổi lại, kho ngôn ngữ của người miền Nam sau giải phóng được bổ sung thêm rất nhiều "từ vựng": hộ khẩu, đề xuất, quyết sách, bồi dưỡng, kiểm thảo… Từ khi mở cửa nền kinh tế và Internet bùng nổ ở Việt Nam, ngôn ngữ hiện đại càng phát triển, từ mới xuất hiện chóng mặt trong mỗi lĩnh vực chuyên môn cũng như ngoài đời sống.

Những người hoài cổ có thể thấy xót xa cho một thứ tiếng Việt trong quá khứ, giờ sắp thành cổ ngữ hoặc tử ngữ. Nhưng suy cho cùng, ngôn ngữ là thế, luôn vận động và thay đổi cùng cuộc sống, cái mới sinh ra thì cái cũ phải mất đi.

Tiếng Việt của báo chí Sài Gòn cũ giờ chỉ còn được dùng ít nhiều trong làng báo chí hải ngoại, đặc biệt bởi thế hệ cao tuổi. Độc giả trẻ ở Việt Nam ngày nay có thể bật cười khi đọc những câu như: "Tờ Nữu Ước Thời Báo loan tin…".

Thông tín viên và phóng viên

Ngoài văn phong, ngôn từ, báo chí Sài Gòn cũ còn rất nhiều điểm khác thời nay. Chẳng hạn về cách tổ chức. Ngoài các phóng viên chính thức, mỗi tờ nhật báo còn có một lực lượng "thông tín viên" (correspondent).

Những người này cũng là ký giả, nhưng chỉ chuyên săn tin vặt. Hàng ngày, họ đạp xe (sang hơn thì chạy vélo-solex hay mobylette) đi khắp thành phố, lượm lặt những tin nho nhỏ dạng "xe cán chó, chó cắn xe"... để bán cho các báo.

Cánh phóng viên thì dường như thời nào cũng vậy, viết bài nộp tòa soạn xong là xả hơi, gặp nhau bàn chuyện nghề chuyện đời, rồi tán dóc, nhậu nhẹt.

Ông Y. nhớ lại: "Làm báo giàu thì nhiều tiền, làm báo nghèo thì ít tiền. Nhiều phóng viên của các tờ báo giàu ăn chơi đế vương lắm, nhảy đầm, bài bạc, có người còn hút sách nữa. Nhưng chính vì thế nên thường không có nhà báo giàu mà chỉ có ông chủ bút là giàu thôi".

Thật ra thời đó chiến tranh nguy hiểm, phóng viên salon cũng nhiều. Vậy nên các tòa soạn mà có được phóng viên trẻ nhiệt tình, chịu khó ra vùng chiến sự để gửi tin bài về thì chủ báo "cưng" lắm.

Bản thân ông Y. cũng hay tới các vùng chiến sự quanh Sài Gòn, thậm chí đến tận miền Trung, nơi được xem là chiến tranh ác liệt nhất như "Nam Ngãi Bình Phú" (Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên), để viết bài phản ánh về cuộc sống khổ cực của nông dân trong thời loạn lạc.

"Hồi ấy tôi trẻ, nên nhiệt tình phơi phới, ham đi. Chứ chiến tranh bom đạn, làm phóng viên chiến trường nguy hiểm lắm. Các nhà báo phương Tây mà tôi biết đều được bảo hiểm rất lớn. Phóng viên bản xứ thì không thế".

Có lẽ đó cũng là một lý do khiến làng báo Sài Gòn cũ không có nhiều phóng viên chiến trường nổi tiếng tầm cỡ thế giới như đồng nghiệp ở AP, UPI, hay Time. Nick Út của AP (nổi tiếng với bức ảnh chụp em bé bị bỏng bom napalm) là một trường hợp hiếm hoi trong lĩnh vực báo ảnh.

Báo Sài Gòn cũ - mỗi tờ mỗi vẻ

Báo chí Sài Gòn cũ có nhiều loại. Có những tờ công khai chống chính quyền Sài Gòn tham nhũng, như Tin Sáng (chủ nhiệm là ông Ngô Công Đức, đã mất năm ngoái tại TP HCM), Điện Tín (cố nhà báo Chánh Trinh tức Lý Quý Chung là cây bút bình luận chính trị sắc sảo của tờ này). Họ châm biếm chính quyền kém cỏi, gọi "Tổng thống Thiệu" là "Tổng thống Thẹo", "Sáu Thẹo", hay Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn thời Johnson là "Ông già tủ lạnh", chẳng biết sợ.

Những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, mục "Tin vịt nghe qua rồi bỏ" trên báo Tin Sáng đã có những bài viết trào phúng phê phán chế độ Sài Gòn, rất được độc giả ưa thích.

Ngược lại, có tờ báo chống cộng dữ dội. Và cũng có nhiều tờ trung lập, gọi là thuộc "thành phần thứ ba", "đường lối thứ ba" - kêu gọi hòa bình, hòa hợp hòa giải chung chung, không ưa gì chế độ miền Nam nhưng cũng không ra mặt chống đối.

Một trong các báo có số bán ra nhiều nhất là Sống của Chu Tử, một tờ khét tiếng chống cộng. Tất nhiên, báo có lượng phát hành cao không nhất thiết là báo hay.

Dĩ nhiên là không thiếu cả những "lá cải" xanh xanh, chuyên đăng tin "xe cán chó", đâm chém, tình tiền, tù tội… được mệnh danh là báo "4T". Và không thể không kể tới một thứ "đặc sản" của báo chí hồi đó: Đã báo ngày thì phải có feuilleton (truyện dài nhiều kỳ, đăng trên báo, sau có thể in thành sách).

Feuilleton có thể là truyện tình cảm xã hội, ly kỳ, éo le, đẫm nước mắt, đặc biệt hấp dẫn giới tiểu thương, hoặc là truyện chưởng, kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung. Nhà văn Việt Nam thời đó cũng có những người viết feuilleton chuyên nghiệp, như Dương Hà, Nghiêm Lệ Quân, Tùng Long...

Ông L.T., một cây bút viết feuilleton thể loại dã sử, nhớ lại: "Viết feuilleton thật ra rất khó vì phải hấp dẫn, ăn khách ngay từ đầu, lại phải liên tục, hàng ngày. Có người viết đồng thời 5 feuilleton cho 5 tờ nhật báo khác nhau, đâm ra lẫn lộn, cho một nhân vật chết mấy tháng rồi lại dựng anh ta dậy. Nhà văn Sơn Nam hồi đó cũng viết feuilleton, nhưng lồng nhiều chuyện về phong tục, tập quán Nam Bộ vào, người đọc thích lắm".

Nhưng cái tên ăn khách nhất hẳn là một gương mặt ngoại quốc: Kim Dung. Ông L.T. bảo, hầu hết các nhật báo ở Sài Gòn đều tranh nhau mua, dịch và đăng tải truyện chưởng Kim Dung. Tờ nào đăng được sớm thì bán chạy lắm. Ví dụ tờ Chính Luận được nhiều người đọc không phải vì có tin tức chính trị - xã hội hay, mà vì mỗi ngày họ đều đăng truyện Kim Dung sớm nhất.

Và những nỗi thất vọng

Ở miền Nam trước năm 1975, hầu như các tỉnh không có báo riêng (báo địa phương). Toàn bộ báo chí tập trung ở Sài Gòn. Dân số trong thành phố ngày đó chưa tới một triệu. Vậy nhưng báo chí thì rất nhiều, và theo ông Y. thì báo "thường do các phe đảng hoặc các đại gia nắm, với mục đích phục vụ cho quyền lợi của đảng mình hoặc cho cá nhân thay vì nhân dân".

Vì có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng nên báo chí cũng bị cuốn vào cuộc. Có trường hợp báo chí vừa ca ngợi rùm beng một viên tỉnh trưởng người của đảng này hôm trước, thì hôm sau một tờ báo của đảng khác đã khui ra là ông ta tham ô đến cả tiền cứu trợ cho dân nghèo, nếu bị đưa ra tòa theo luật pháp của chính quyền Sài Gòn thì phải lãnh án tử hình. Phóng viên ngớ người cả loạt.

Ông Y. thở dài: "Thấy mà ngán. Rút cục, nhà báo vô tình trở thành công cụ cho các đảng phái và cá nhân mà thôi".


Đường phố Sài Gòn thập niên 1960. (Ảnh tư liệu, nguồn: wikipedia.org)

Do kinh tế không phát triển, lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, báo chí Sài Gòn hầu như không chú trọng tới mảng kinh tế hay các chính sách vĩ mô về điều hành kinh tế, chỉ nặng về chính trị, xã hội, văn nghệ, giải trí. Càng về những ngày cuối của chế độ, báo chí càng rệu rã, chia rẽ, không phản ánh hay cổ vũ được cho một lý tưởng chung nào của xã hội.

Tuy nhiên, dù sao nền báo chí miền Nam trước 1975 cũng đã làm được việc ghi lại một giai đoạn trong lịch sử của một nửa đất nước.

Những cây bút sắc sảo năm xưa giờ nhiều người đã mất: Lê Ngộ Châu, Ngô Công Đức, Lý Quý Chung (Chánh Trinh)… Một số chọn con đường ra nước ngoài, làm báo bên đó, đôi ba người vẫn tiếp tục "cuộc chiến chống cộng" mệt mỏi và vô vọng.

Cây viết truyện dã sử hồi nào, ông L.T., vẫn cầm bút, nhưng tuổi già đã làm sức viết của ông yếu đi nhiều. Về phần mình, ông Y. nghỉ viết báo đã lâu. Phần lớn thời gian, ông vui chơi với cây cá cảnh, ngoài công việc biên tập kiếm sống. "Cây cá kiểng làm tôi thư thái hơn".

Nói rồi ông lặng lẽ cầm cây bút đỏ, đánh dấu những chỗ sai sót trên tập bản bông xếp ngổn ngang trước mặt. Phải làm cho xong trong buổi sáng nay để còn in, ngày kia báo ra rồi.

Đoan Trang

Thursday, November 27, 2008

Trẻ với Già

Khi tóc còn đen, phóng xe ào ào. Cảnh sát quay đèn chận lại, ghi giấy phạt: lái quá tốc độ.

Khi đã hai mầu tóc, lái xe từ từ. Không phóng nhanh. Không giành đường. Không vượt ẩu. Cảnh sát quay đèn chận lại. Sao ông lái chậm thế? 60 mph = 96 km/h trên xa lộ (freeway): Chậm, chậm cái gì?

Friday, November 21, 2008

Vớt hay không vớt?

Thật là đáng buồn khi thấy kỹ nghệ xe của Mỹ tuột dốc. Những tên tuổi lừng danh cả trăm năm như Ford (1903), General Motors (1908), niềm tự hào của nước Mỹ đang lu mờ đi và có thể biến mất. Từ kỹ nghệ xe, nhìn xa ra một chút, chúng ta thấy tương lai nước Mỹ cũng u ám không kém.

Mấy ngày nay, ai ai cũng bàn tới chuyện vớt (bail out) ba đại công ty xe hơi: GM, Ford, Chrysler. Từ phòng họp ở Quốc Hội Liên Bang cho đến bàn cà phê ở góc phố. Dù muốn dù không, có thể đám chính khách ở Washington DC sẽ bail out. Họ làm không phải vì quyền lợi của cả triệu công nhân xe hơi nói riêng hay của toàn dân Mỹ nói chung mà là vì chính họ, vì chính các nhóm vận động chính trị (lobbyist). Đã nhận tiền gây quỹ tranh cử, bây giờ phải trả. Mà trả làm sao? Lấy tiền thuế của thằng dân.

Vấn đề là cứu như thế nào? bao nhiêu tiền sẽ bỏ ra? cứu thằng nào và bỏ chết thằng nào? điều kiện với nghiệp đoàn ra sao?

Quote from Yahoo:
Joining the Big Three CEOs, Ron Gettelfinger, president of the United Auto Workers union, said the emergency loans were important for the survival of the industry and union jobs. He said the UAW recognized that "in order for these companies to be competitive, we had to make tough calls" in labor concessions

Nói thật, tôi rất muốn mua xe Mỹ. Người Mỹ mua xe Mỹ. Mua vì lòng yêu nước. Nhưng, chính cái óc thực tiễn, óc thực dụng của người Mỹ đã làm tôi không thể ái quốc được, không cách chi ủng hộ hàng nhà. Lần nào đi mua xe là nhắm chiếc Ford hay chiếc GM, cuối cùng tha về cái Toyota hay cái Honda, BMW. Cái minivan của Ford cùng giá với cái minivan của Toyota, của Honda. Nhưng xe Nhật đẹp hơn, lại nhiều món phụ tùng kèm theo. Nếu trả góp, phân lời của xe Nhật thấp hơn xe Mỹ. Chưa kể sau một năm, kẹt tiền hay chán, bán chiếc Toyota hay Honda vẫn được giá hơn chiếc Ford, chiếc GM. Chưa kể xe Mỹ lại dễ Fail On the Road. Một kẻ thư sinh, trói gà không chặt, chuyên múa tay trên keyboard và bàn giấy, làm sao biết chui xuống gầm xe để sửa.

Về VN, thấy bà con chuộng xe Ford hơn xe Nhật, mình mừng. Hôm nọ, coi đài CNBC làm phóng sự về xe Mỹ ở Tàu, bên đó cũng chuộng xe Mỹ.

Oái oăm thiệt.

Hôm qua, phân vân, nửa muốn ủng hộ việc cứu vớt kỹ nghệ xe Hoa Kỳ, nửa không. Muốn, vì nghĩ tới cả triệu người mất việc. Không, vì không thể nào chấp nhận chuyện bao cấp trong kinh tế. Bao cấp làm thui chột óc sáng tạo, cản trở sự thăng tiến của mỗi cá nhân. Nhưng hôm nay, đọc mẫu tin này, giận quá: "Cho mày phá sản."

Quote from Big Three auto CEOs flew private jets to ask for taxpayer money:
Some lawmakers lashed out at the CEOs of the Big Three auto companies Wednesday for flying private jets to Washington to request taxpayer bailout money.
...............................
At Wednesday's hearing, Rep. Brad Sherman, D-California, pressed the private-jet issue, asking the three CEOs to "raise their hand if they flew here commercial."
"Let the record show, no hands went up," Sherman said. "Second, I'm going to ask you to raise your hand if you are planning to sell your jet in place now and fly back commercial. Let the record show, no hands went up." The executives did not specifically respond to those remarks. In their testimony, they said they are streamlining business operations in general.

Bạn có bao giờ cho tiền một người khi họ ăn mặc tươm tất với bộ quần áo sang trọng như một đại gia. Khi chiến tranh Lạnh chấm dứt vào thập niên 90, có ai đứng ra cứu cả triệu công việc liên quan đến quốc phòng như aerospace, marine shipyard, ... Khi cái bong bóng dotcom xẹp cách đây 10 năm, ai cứu chúng tôi?

YouTube: Big 3 come begging in high style
ABC News: Big Three CEOs Flew Private Jets to Plead for Public Funds

Wednesday, November 12, 2008

Hai chục ngàn đô cho vé dự lể Tuyên Thệ Nhậm Chức Tổng Thống

Đêm thứ Ba, 4 tháng 11, sau khi nghe ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa tuyên bố chấp nhận kết quả bầu cử, tôi tắt TV, mở computer lướt mạng cho quên nổi buồn. An ủi cho mình là dự luật số 8 tu chính hiến pháp tiểu bang California để cấm hôn nhân đồng tính được đa số cử tri chấp thuận. Bài diễn văn đầu tiên sau khi đắc cử của Obama, tôi không nghe. Từ đó đến nay, mỗi lần TV tường thuật về Obama, tôi bấm nút đổi đài nhanh như chớp. Cái hộp điều khiển từ xa (remote control) này chắc phải thay dài dài

Là một công dân của một quốc gia dân chủ, pháp trị, tôi chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử 4 tháng 11 cho dù kết quả không như ý của cá nhân tôi. Tôi không ủng hộ Obama, tôi không bỏ phiếu cho Obama, nhưng tôi tôn trọng vị tổng thống, người đứng đầu ngành Hành Pháp của Hoa Kỳ. Dù tôi ghét cay, ghét đắng Obama và sẽ rất vui khi nghe các bạn ủng hộ Obama hát bài "Lầm", nhưng thực sự từ đáy lòng, tôi rất mong vị tổng thống thứ 44 làm được việc. Tôi mong thằng chả làm được phép lạ để dân giầu, nước mạnh. Hổng sung sướng gì khi bị thất nghiệp, thắt lưng buộc bụng đâu? Chả mà chết, mình cũng đi ô tô bương.

Nhưng mà, làm ơn, đừng bắt tôi phải ca ngợi ông Ô, đừng bắt tôi ngừng phê bình, chỉ trích. Đó là quyền tự do ngôn luận của tôi. Tôi đã trả giá bằng chính cái mạng sống mình để được cái quyền tự do phê bình lảnh đạo, chỉ trích lảnh tụ. Cái quyền đó, bạn bè tôi ở quê nhà, ao ước để có.

Hôm nay, tổng thống đương nhiệm George W. Bush cùng phu nhân tiếp tổng thống tân cử (elected president) Barack Obama cùng vợ tại Tòa Bạch Ốc. Tôi cũng bắt đầu đọc lại những tin tức liên quan đến Obama. Một tin đáng chú ý đọc được từ CNN:

Obama inauguration tickets fetching 5 figures online
Interest in President-elect Barack Obama's inauguration is running so high that one ticket broker is asking $20,095 for a single ticket.

Lương tối thiểu của một công nhân ở tiểu bang California là 8 đô một giờ. Vậy mà có người có thể liệng 20K, tiền lương một năm của một người lao động, qua cửa sổ. Thực ra, vé tham dự lể Tuyên Thệ Nhậm Chức Tổng Thống được phát không (miển phí) cho mọi người. Muốn có vé, bạn phải liên lạc với vị dân cử (thượng nghị sĩ hay dân biểu) nơi mình cư ngụ. Vì số vé có giới hạn và có nhiều người bon chen cho nên cũng có kẻ khôn ngoan trục lợi. Có lẽ mình cũng nên bắt chước. Thử xin một vé, nếu có, đem bán. Đủ tiền ăn và học một năm ở University of California cho một đứa con.

Bà thượng nghị sĩ Feinstein, chủ tịch ban tổ chức, phát biểu về vấn đề buôn bán này như sau:
"We have heard reports that there are people trying to scalp Inaugural tickets for more than $40,000 each. This is unconscionable and must not be allowed," Feinstein said in a statement.
"This inauguration will be the major civic event of our time, and these tickets are supposed to be free for the people. Nobody should have to pay for their tickets," she added.

Friday, October 31, 2008

YES on 8 - Yes on J

Chỉ còn một tuần nửa, chúng ta sẽ biết ai là vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Với cuộc khủng hoảng kinh tế như hiện nay, Obama có nhiều cơ hội đánh bại McCain như Clinton từng thắng tổng thống Bush năm 1992. Cá nhân tôi, tôi thấy McCain có khả năng lảnh đạo và đáng tin hơn Obama. Đúng là mèo mù Obama vớ cá rán White House.

Ông nào làm tổng thống, tôi cũng phải đi "cày" kiếm tiền để sống và để đóng thuế . Nhưng nghĩ tới viễn cảnh đảng Dân Chủ kiểm sóat cả hai viện của Quốc Hội với đa số lớn cộng thêm chức vụ tổng thống, tôi rùng mình. Tương lai ba ngành: Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp rơi vào tay phe Phóng Khoáng (liberal), vào tay một đảng, ớn thiệt. Chức vụ tổng thống, to thiệt, uy quyền lắm, nhưng, mọi dự định sẽ thành hay không là do quốc hội. Clinton và George W. Bush từ chức vụ thống đốc ở các tiểu bang xa xôi về làm tổng thống đã không thể làm tất cả những gì mình muốn làm. Muốn tăng thuế, giảm thuế, chọn người này làm bộ trưởng, cử người kia làm quan tòa, đưa quân ra nước ngoài đánh nhau, .v.v. phải có sự đồng thuận của đa số thành viên trong lưởng viện quốc hội. Riêng ở Thượng Viên, một thượng nghị sĩ (senator) có quyền cản trở việc bỏ phiếu bằng cách đòi tiếp tục cuộc thảo luận cho tới khi hơn 60 vị nghị sĩ khác bỏ phiếu ngưng thảo luận để bầu. Cứ nhìn vào cuộc bỏ phiếu để cấp 700 tỷ đô-la để cứu nền kinh tế, chúng ta hiểu sức mạnh của các vị dân cử.

Ngoài cái chức vụ tổng thống, một đề tài thật sôi nổi ồn ào ở California là Dự Án số 8 Tu Chính (cập nhật) Hiến Pháp tiểu bang California để cấm hôn nhân đồng tính. Trên đường đi làm hay cuối tuần, tôi thường thấy ở nhiều góc đường có nhiều người cầm biểu ngữ vận động để bỏ phiếu YES on 8. Tôi không ghét những người đồng tính nhưng họ đã đi quá xa. Hôn nhân là giữa người nam và người nữ chứ không phải là ông lấy ông, bà lấy bà.
Image Hosted by ImageShack.us


Ở hạt Orange, có một dự luật mà tôi bỏ phiếu YES là dự luật J: Bất kỳ việc tăng tiền hưu dưỡng của các viên chức thuộc quận hạt phải mang ra cho dân bỏ phiếu. Hổng lẻ mình để cho các quan vừa đá bóng, vừa thổi còi trên tiền thuế của mình?

Kỳ tổng tuyển cử này, nhà tôi có thêm một lá phiếu. Hổng biết con bé bỏ cho McCain hay Obama? Hôm ghi danh bầu cử, nó chọn "độc lập, không đảng phái" trong khi bố mẹ nó ghi danh cho đảng Cộng Hòa. Thôi kệ. Nó lớn rồi. Chuyện này không quan trọng tới mức mình phải "lảnh đạo" hay "định hướng" nó được.

Monday, October 27, 2008

Chào Mừng Quốc Khánh Việt Nam (26/10)



Ngày 26 tháng 10 năm 1955, hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa ban hành sau cuộc trưng cầu dân ý. Ngô Đình Diệm trở thành vị tổng thống dân cử đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ.


President Dwight D. Eisenhower welcomes President Ngo Dinh Diem to the United States in May 1957. During his visit Diem addressed a joint session of Congress and got a ticker tape parade in New York City. Eisenhower called Diem the "miracle man of Asia."


President of Vietnam Ngo Dinh Diem, left, is welcomed in ceremonies at Washington National Airport. With him is President Dwight D. Eisenhower, and behind them, from left, Air Force Chief of Staff General Nathan Twining, Secretary of State John Foster Dulles, and presidential aide and pilot, Colonel William C. Draper. 05/08/1957



Bài liên hệ:
Hiến Pháp VNCH năm 1955 (bản dịch tiếng Anh)
Wikipedia: Lịch Sử Kinh Tế VNCH
BS Thượng Quân Lê Văn Sắc: Những Sự Kiện Lịch Sử Còn Bỏ Sót
Lâm Lễ Trinh: Truất Phế Bảo Đại Và Khai Sinh Đệ Nhất Cộng Hòa: Ký Ức 50 Năm Sau

Tuesday, October 21, 2008

Dân Mỹ bất công với ông Bush trong cơn sốt bầu cử Tổng Thống Mỹ.

Hải Triều

Tôi chưa từng thừa hưởng bất cứ điều gì từ TT Bush. Tôi ở bên ngoài biên giới Mỹ… nhưng mấy tháng gần đây, nhiều người Mỹ theo khuynh hướng đảng Dân Chủ đã đổ bùn khá nhiều lên đầu ông Bush theo kiểu "trăm dâu đổ hết lên đầu tằm", rồi từ đó cột ông McCain vào ông Bush để dọn đường cho Barack Obama vào tòa Bạch Ốc. Tôi viết bài này để bênh vực ông Bush cho ông đỡ buồn. Tôi có cái lý chủ quan của tôi, một người cầm bút có nhiều bà con, bè bạn bên Mỹ, và họ sẽ tham dự cuộc bầu cử Tổng Thống tháng 11/08 sắp tới để chọn mặt gởi phiếu bầu..

Hôm nay, ngày tôi viết bài bênh vực ông Bush nhân ngày 11/9, 7 năm sau khi khủng bố dùng máy bay hành khách đánh sập hai cao ốc ở New York khi ông Bush lên ngôi Tổng thống không bao lâu. Một cách khách quan mà nhìn lại thời gian trước, khi ông Bush còn nằm nhà ở xứ cao bồi Texas, chính ông Clinton ngồi trong tòa Bạch Ốc, bận bịu cuộc tình riêng với Monica Lewinsky nên lơ là an ninh nội bộ, giảm ngân khoản dành cho công tác tình báo, để các ổ khủng bố dễ dàng nằm vùng, xây dựng cơ sở, học lái máy bay ngay trên các trường dạy bay phản lực trong nội địa nước Mỹ… rồi đùng một cái, đồng loạt tấn công nước Mỹ bằng vụ 9/11 bằng chính máy bay của Mỹ sau khi ông Bush ngồi vào tòa Bạch Ốc chưa nóng bàn tọa...

Ông Bush sau đó là người ôm hết gánh nặng đau thương của thảm trạng 9/11, của những sơ sót thời Bill Clinton để lại, nhất là về mặt an ninh xứ sở. Từ những đau thương đó, chính quyền ông Bush quyết tâm theo chân truy nả đám khủng bố Hồi giáo quốc tế… Hai chiến trường Afghanistan và Iraq mở ra song song với những hoạt động tình báo truy lùng khủng bố trong nội địa nước Mỹ, ít nhiều nó cũng là hệ quả của vụ khủng bố 9/11. Đây là cái giá và nhiệm vụ của toàn nước Mỹ, không thể đổ hết chỉ riêng một mình chính phủ ông Bush.

Tại Canada, có một ông công dân Canada gốc Pakistan, sống ở Surrey, tỉnh BC, bất ngờ một hôm bị cảnh sát vây nhà bắt giữ tịch thu toàn bộ máy móc, thư từ, sổ điện thoại… Hàng xóm không biết trời trăng gì, sau này tin cho hay là trong một cuộc tấn công các hang động của Taliban ở Afghanistan, người ta tịch thu một số máy móc, đạn dược, tài liệu, trong đó có một mảnh giấy vụn có tên, địa chỉ và số điện thoại của cái ông ở BC, Canada. Cảnh sát tóm anh ta, điều tra và phăng ra nhiều điều mà người Mỹ cần trong nổ lực truy tầm khủng bố. Chuyện này mấy ông an ninh tình báo Canada dấu kín để mò đường giây Al Qaeda, giờ không biết các ông ấy mò đến đâu…

Cũng trong thời gian đó, tại Hoa Kỳ, rất nhiều vụ câu lưu tương tự liên quan tới những tên tình nghi khủng bố sau khi một số nhân vật phụ tá cho Osama bin Laden bị bắt cùng với những tài liệu và đĩa computer, trong đó chứa nhiều dữ kiện quan trọng liên quan tới kế hoạch khủng bố, tên tuổi, điện thoại, địa chỉ của những đường giây bên Mỹ. Ngay lập tức, các mạng lưới FBI và tình báo Mỹ bũa lưới ngày đêm ngay sau khi tài liệu còn nằm ở Pakistan. Vì an ninh, vì mạng sống của người dân Hoa Kỳ mà nhiều biện pháp an ninh đã được áp dụng, kể cả việc cài lén điện thoại… Từ đó, họ đã phăng ra tiếp vô số những ổ khủng bố nằm ngủ trên đất Mỹ, họ tóm gọn mà chẳng ai hay… Dân Mỹ cứ coi như không có gì xẩy ra, vẫn đi nhà thờ, vẫn đi "shop-ping", vẫn ăn chơi… tưởng rằng họ an toàn trong vòng tay Chúa Phật… chứ chính quyền ông Bush chả có công trạng, nhọc nhằn gì cả. Thật tội cho ông Bush!

Cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cũng nằm trong chiến lược truy đuổi và chống khủng bố Hồi giáo quốc tế sau biến cố 9/11. Đây là một cuộc chiến đấu phức tạp, khó khăn trên quy mô toàn cầu với ba địa bàn quan trọng là Iraq, Afghanistan và chính ngay trong nước Mỹ. Nỗ lực này kéo dài liên tục trong suốt 2 nhiệm kỳ của TT Bush, nó có hao tốn ngân sách và hy sinh nhân mạng người lính Mỹ… nhưng cái mà TT Bush thành đạt được là 7 năm nay, nước Mỹ không có một thảm nạn 9/11 nào, k hông có một trái lựu đạn, một quả mìn nào nổ trong những ngày lễ lớn trên khắp nước Mỹ rộng lớn hơn 300 triệu dân. Đây là một thành quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà dường như nhiều người không muốn thừa nhận, trái lại, ông còn bị nguyền rũa, chỉ trích… rồi cột luôn ông MacCain vào chính quyền ông Bush…

Cứ thử tưởng tượng, nếu người ngồi trong toà Bạch Ốc, không là ông Bush, mà là ông Clinton, ông Obama… thì chắc gì 7 năm nay các thành phố lớn như Chicago, New York, Los Angeles… không bị vài vụ nổ bom, gây thương vong hàng loạt... Và nếu nó xẩy ra trong những ngày lễ lớn, kinh tế Mỹ sẽ không tránh khỏi tình trạng sụp đổ, vì các trung tâm buôn bán, các siêu thị sẽ vắng như chùa Bà Đanh ! Nước Mỹ mà bị thêm vài cú 9/11, vài cú nổ bom tự sát trong các siêu thị, trên các đường phố Cali, Houston, New York, Philadelphia… thì có lẽ bộ mặt nước Mỹ, kinh tế nước Mỹ sẽ méo sẹo là cái chắc. Dường như những người tấn công ông Bush không nghĩ đến điều này.

Theo tôi, nếu đàn em Osama bin Laden có vài trái bom nguyên tử dấu hay chế từ Hoa Kỳ, hay thuồn được từ Iran, từ Bắc Hàn, từ Syria… vào nội địa Mỹ, dơ sạch gì không cần biết, nếu họ có cơ hội tàn sát, họ tàn sát không nương tay người Mỹ !!!

TT Bush đã thành công trong việc giữ cho nước Mỹ không bị tấn công kiểu 9/11, đưa chiến tranh ra xa biên giới Mỹ hàng nghìn dậm, và gần hơn 4500 người lính Mỹ hy sinh trên cả hai chiến trường Iraq và Afghanistan xứng đáng với cái giá mà họ đã hy sinh cho an ninh xứ sở họ, cho Tổ Quốc họ.

Nước Mỹ hiện đang "lên cơn sốt" vì bão tố Ike tàn phá Texas, tiểu bang ông Bush sống, và cuộc so găng giữa McCain và Obama để vào tòa Bạch Ốc. Một trong vài chiêu chính của Obama và đảng Dân Chủ là tấn công ông McCain ủng hộ ông Bush, dính sát ông Bush, và sau khi bà Palin xuất hiện bên cạnh ông McCain, đưa liên danh McCain-Palin qua mặt Obama-Biden vài mét sau đại hội đảng Cộng Hòa… thì đảng Dân Chủ có vẻ hoảng, tăng cường cặp bài trùng Hillary/Clinton nhào vào cuộc cứu bồ. Nếu theo dõi những đụng chạm cay đắng gần như "sát thủ, cạn tàu ráo máng" giữa Hillary Clinton và Obama trong cuộc vận động trong đảng vừa qua, việc vợ chồng Clinton phải nhào vô làm lành cứu bồ Obama là chỉ dấ u cho thấy con thuyền đua của đảng Dân Chủ "dường như vô nước", nó chồng chềnh, không êm ấm như con thuyền của của đảng Cộng Hòa.

Nhìn vào lý lịch gia đình, bỏ lên bàn cân đạo lý, từ Clinton đến Obama chắc không nặng ký lắm; trên bàn cân chính trị phục vụ đất nước Hoa Kỳ, cũng không có ký lô nào… nếu so với McCain-Palin. Con của Mc Cain hiện có mặt trên chiến trường Iraq, con của bà Palin đã lên đường sang chiến đấu ở Iraq … còn chính Obama và Biden lại là thành phần chống chiến tranh trên một góc độ tả. Tôi cũng xin được mạn phép nhắc lại: Chính đảng Dân Chủ đã bỏ phiếu cắt viện trợ miền Nam Việt Nam ngay trong những giờ phút Sài Gòn hấp hối… trong đó có Biden, ứng viên phó của Obama!

Tổng thống Bush và TNS McCain ! Tôi, một người Việt Nam lưu vong, tỵ nạn ở Canada không có cơ hội bầu cho ông McCain một phiếu, tôi viết bài này vì tôi là một cựu chiến binh, từng bị tù VC sau 1975 như ông McCain, cảm thông những gian khổ bất hạnh mà ông đã trải qua khi chiến đấu vì tự do cho quê hương Việt Nam tôi. Và tôi viết bài này cũng vì một chút công đạo khi nhìn vào cuộc vận động tranh cử Tổng Thống Mỹ khi người ta cứ cột ông McCain vào TT Bush hầu cho McCain chìm xuồng theo bước chân ông Bush khi ông từ giả tòa Bạch Ốc… Trong thâm tâm, tôi vẫn mong McCain-Palin vào được tòa Bạch Ốc sau tháng 11/08 này.

Hải Triều
Nhóm Nhà Văn Quân Đội QLVNCH
Canada

Sunday, September 28, 2008

California: Đêm Cầu Nguyện cho Công Lý và Hòa Bình

California: Đêm Cầu Nguyện cho Công Lý và Hòa Bình
Hơn 10 ngàn Đồng bào hải ngoại Nam California đến tham dự đêm thắp nến cầu nguyện công lý cho GX Thái Hà đồng hương tham dự Đêm Thắp nến vào lúc 6:30 tối tối Thứ Sáu, ngày 26/9/2008, tại khuôn viên bãi đậu xe chợ Viễn Đông 3, góc Westminster Blvd. & Brookhurst St., thuộc thành phố Westminster và Garden Grove, California
(Nguồn: YouTube/VNQueHuong1)


Thật là xúc động và tự hào là người Việt khi nghe Quốc Ca Việt Nam lúc khai mạc đêm thắp nến cầu nguyện cho giáo hội Mẹ









FreeVN

Thư và quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam

Kết thúc phiên họp thường niên Hội đồng Giám mục Việt Nam có thư gửi cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cùng các giới chức lảnh đạo nước Cộng hòa XHCN Việt Nam





Thật ra, Hội đồng Giám mục Việt Nam không có thẩm quyền trên bất cứ vị giám mục tông tòa cai quản mỗi địa phận. Chính Đức Giáo Hoàng là người có thẩm quyền.

Không hiểu mũ Hồng Y kỳ tới có về Tổng Giáo Phận Hà Nội hay không? Từ khi Đức Giáo Hoàng Phaolo đệ Lục trao mũ Hồng Y đầu tiên cho Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Maria Trịnh Như Khuê năm 1976, các vị Tổng Giám Mục kế nhiệm (Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn và Đức Hồng Y Giuse Phạm Đình Tụng) cũng được trao tước phẩm Hồng Y. Sau này có thêm Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý & Hòa Bình ở giáo đô Vatican và Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn.

Xin Chúa soi sáng nâng đở ủi an đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, cha Vũ Khởi Phụng và toàn thể giáo hội Chúa ở Việt Nam

Tuesday, September 23, 2008

Tại Toà Khâm Sứ Hà Nội Cộng Sản Việt Nam Đang Tự Đào Lỗ Chôn Chế Độ

VietCatholic News (Chúa Nhật 21/09/2008 15:03)

Truyện khởi đi từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) do đảng trưởng Hồ Chí Minh nắm được quyền hành tại VN và áp đặt chính sách tam vô của học thuyết Cộng sản: vô gia đình, vô tổ quốc, và vô tôn giáo. Vì muốn vô tôn giáo nên CSVN đã áp dụng biện pháp tịch thu đất đai của các tôn giáo để họ không còn nơi thờ phượng. Suốt bao nhiêu năm CSVN kìm kẹp, áp bức dân tộc VN theo chủ thuyết tam vô, nhưng may mắn thay, gia đình VN còn đó, tổ quốc VN còn đây và đặc biệt là không một tôn giáo nào bị tiêu diệt cả. Trái lại, đây là lúc người Công Giáo bắt đầu vùng lên đòi CSVN phải trả lại nhà đất đã ăn cướp. Và cuộc thư hùng đã thực sự mở màn.

* Vị Ngôn Sứ Mới của VN

Sáng kiến đòi CSVN trả lại nhà đất bằng cách cầu nguyện với Thiên Chúa nghe thật lạ đời! Tác giả của sáng kiến này là Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, một vị Giám Mục rất trẻ, một Ngôn Sứ mới của VN. Đức Cha sinh trưởng ngoài Bắc, nhưng tu hành và lớn lên trong Nam. Lần đầu tiên, CSVN đã phá lệ cho phép ĐGM Ngô Quang Kiệt từ Nam ra Bắc làm việc. Lúc đầu, chúng chỉ cho ngài coi sóc giáo phận Lạng Sơn, một giáo phận tuyến đầu VN. Mang danh là "giáo phận Lạng Sơn", nhưng thực sự giáo phận này không được bằng một giáo xứ nhỏ ở miền Nam: Lạng Sơn không có nhà thờ chính toà. Quả chuông thánh đường được treo lủng lẳng trên một nhánh cây. Về nhân sự, giáo phận chỉ có một linh mục trên 90 tuổi, bệnh liệt giường, một nữ tu trên 100 tuổi và giáo dân chỉ còn vài ngàn người tản mát khắp nơi, như chiên lạc đàn. Nhiều nhà thờ trong giáo phận Lạng Sơn hoang tàn, đã trở thành trại nuôi gà, nuôi heo. Đó chính là thành tích tiêu diệt Công Giáo của CSVN. Chỉ trong một thời gian ngắn, trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, CSVN đồng ý để Vatican bổ nhiệm Đức Cha Ngô Quang Kiệt từ một giáo phận tan hoang nhất miền Bắc về coi sóc một giáo phận quan trọng và lớn nhất miền Bắc - mà theo truyền thống - vẫn được cai quản bởi một vị Hồng Y. Đó là TGP Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam. Nhưng vào ngày 15-12-2007, chính vị Tổng Giám Mục trẻ tuổi này đã bắt đầu làm lịch sử bằng cách khởi xướng chiến dịch cầu nguyện đòi lại nhà đất của Giáo Hội từ bàn tay sắt của CSVN.

* Từ Toà Khâm Sứ Hà Nội…

Những câu kinh và ánh nến đầu tiên được Đức TGM Ngô Quang Kiệt cho khởi sự là tại cơ sở Toà Khâm Sứ, giáp ranh với Toà Tổng Giám Mục. Đây là cơ sở tượng trưng quyền uy của Vatican trên đất nước VN. Sau khi nắm quyền cai trị ở miền Bắc bằng Hiệp Ước Genève 1954, CSVN đã khởi đầu chính sách tiêu diệt tôn giáo bằng cách trục xuất Đức Khâm Sứ Toà Thánh vào năm 1957. Vì thế, Đức TGM Ngô Quang Kiệt cũng đã khởi sự cuộc chạm trán với CSVN ngay tại mảnh đất này. Cuộc thắp nến ngày đêm của các tu sĩ và giáo dân Công Giáo Hà Nội và các giáo phận khác đổ về đang bừng bừng cháy thì do một thỏa thuận ngầm giữa Vatican và nhà cầm quyền CSVN, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone ngày 30-01-2008 viết thư cho Đức TGM Hà nội bắt phải ngưng các buổi tụ họp cầu nguyện. Đức Tổng Kiệt tuân lệnh. Thế là tình hình căng thẳng giữa CSVN và các giáo dân tạm thời lắng dịu, chờ một giải pháp khác của Vatican. Nhưng thình lình, vào ngày 19-9-2008, CSVN cho phong tỏa các ngả đường dẫn vào Toà Khâm Sứ và toà TGM bằng một lực lượng hùng hậu cảnh sát với dùi cui điện và chó dữ, để bảo vệ cho các xe ủi đất hạng nặng tiến vào cơ sở Toà Khâm Sứ, ủi sập các nếp nhà trong đó. CSVN nói là để xây dựng công viên. Vì thế, hàng ngàn ngọn nến lại được thắp sáng tại Tòa Khâm Sứ. Lần này chắc hẳn Vatican đã hiểu được CSVN còn khiếp khủng hơn CS Ba Lan và Đông Đức rất nhiều.

* … Đến Giáo xứ Thái Hà

Tháng 8-2008, trong lúc cuộc đòi đất Toà Khâm Sứ tạm lắng dịu thì những kẻ chiếm đất của giáo xứ Thái Hà, cũng trực thuộc TGP Hà Nội, lại khởi công bán đất để làm cản trở công việc thờ phượng. Thế là các linh mục dòng Chúa Cứu Thế - sở hữu chủ phần đất này - và giáo dân lại bắt đầu thắp nến cầu nguyện đòi đất. Cuộc cầu nguyện này được Đức Tổng Kiệt và tất cả các giám mục thuộc giáo phận miền Bắc, cùng với hàng tu sĩ và giáo dân đồng thanh ủng hộ. CSVN ra lệnh cho báo chí nhà nước mở chiến dịch phỉ báng Giáo Hội CG, đồng thời bắt giam 8 giáo dân (tính đến ngày 19-9-08) và cảnh sát đã dùng roi điện đánh nhiều giáo dân đến đổ máu. Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong những ngày sắp tới chắc chắn sẽ là trung tâm điểm phát đi tiếng nói của Công Lý và Sự Thực. Sau bao nhiêu năm CSVN xúc phạm Thiên Chúa, tiêu diệt các tôn giáo, giết hại hàng triệu sinh mệnh đồng bào, dâng hiến đất đai cho quan thày Trung Cộng thì giờ đây chúng phải đền tội. 13 năm tù đày của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận do lệnh của CSVN nay đã sinh hoa kết trái và mùi thơm đang ngát toả khắp năm châu bốn bể, để chuẩn bị cho ngày Ngài được tôn vinh lên bàn thờ các Thánh của Giáo Hội CG. Cánh tay CSVN bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý giờ đây đã trở thành tê liệt và rơi rụng, để tiếng nói Công Lý được vang vọng khắp Quê Hương từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, sang tận Hoa Kỳ và toàn Thế Giới Tân Kỳ.

* Họp hành giữa CSVN và Giáo Hội CG

Đã có nhiều buổi họp giữa chính quyền CSVN cấp địa phương và Giáo Hội để giải quyết vấn đề. Nhưng hoàn toàn thất bại. Tại sao? Vì lập trường và phẩm giá của hai bên hoàn toàn khác biệt như lửa với nước:

Giáo Hội nhận là chủ đất đã bị CSVN chiếm đoạt bất hợp pháp. CSVN cho rằng nhà nước mới là chủ đất, không cá nhân hay hội đoàn nào được phép làm chủ đất.

Giáo Hội đòi Công Lý và Hòa Bình, nhưng dưới chế độ Cộng Sản, nhà nước đâu có những thứ đó mà cho.

Giáo Hội đòi truyền thông nhà nước vô tư. Nếu CSVN làm như vậy thì họ đâu còn là Cộng Sản nữa.

Giáo Hội chủ trương hữu thần, sống theo lương tâm vì trên đầu còn có Thiên Chúa. CSVN chủ trương vô thần. Tất cả đều là vật chất. Tôn giáo là thuốc phiện, mê tín.

Hai đối tác hoàn toàn khác biệt như vậy, làm sao nói chuyện phải trái với nhau được? Có vị chức sắc đề nghị lập một cơ cấu thứ ba để làm Thẩm phán trọng tài xét xử đôi bên. Nhưng đó là điều không tưởng. Một bọn cướp đã dùng vũ khí đột nhập vào nhà, đuổi chủ nhà đi và hiện đang sống phè phỡn trong nhà thì làm sao đuổi? Đuổi chúng đi đâu? Vì nghề của chúng là sống dựa trên bạo lực và ăn cướp.

Nói như vậy có nghĩa là tuyệt vọng sao?

* Bài học cầu nguyện

Một cách vắn tắt, cầu nguyện đối với người Công Giáo là cảm thông với Thiên Chúa. Trong lúc cầu nguyện, giáo dân thờ phượng và tôn vinh Chúa là Đấng toàn năng, cai trị muôn loài muôn vật. Cũng trong lúc cầu nguyện, con người xin Chúa ban những ơn cần thiết về tinh thần (ví dụ: bỏ tính xấu) cũng như vật chất (ví dụ: khỏi bệnh tật). Trở về vụ cầu nguyện đòi đất đang diễn ra tại Hà Nội, khi đốt nến đọc kinh, chắc hẳn các giáo dân muốn xin Thiên Chúa soi lòng đổi dạ CSVN, tức là đưa họ về con đường tôn trọng Công Lý và Hòa Bình để trao trả lại nhà đất cho Giáo Hội. Xin thì cứ xin, còn cho hay không là việc của Chúa. Ai chả muốn cầu xin cho con cái ngoan ngoãn, học hành đàng hoàng, đừng theo du đãng, nhưng các băng đảng du đãng vẫn hoạt động khắp nơi. Bao nhiêu năm người Công Giáo VN đọc kinh xin Chúa tiêu diệt chủ nghĩa Cộng Sản vô thần. Và chính Đức Mẹ cũng đã hiện ra tại Fatima năm 1917 báo cho thế giới những điều kiện phải làm để Thiên Chúa triệt hạ chủ thuyết Cộng Sản trên thế giới. Lời cầu xin đó đã có kết quả. Hiểm họa CS ngày nay không còn trên thế giới nữa, nhưng không hiểu sao, nọc độc CS vẫn còn tồn tại trong 4 quốc gia: Trung Cộng, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam. Đối với lời kinh xin trả đất, chắc hẳn không chỉ cầu nguyện suông mà được. Cầu nguyện luôn đi đôi với hành động. Con người hành động và Chúa giúp sức. Giáo dân chỉ xin Chúa ban sức mạnh, lòng can đảm, trí khôn ngoan để hành động. Ngày xưa, Chúa cũng chỉ giúp sức cho cậu bé Đavit nghĩ ra kế bắn viên sỏi vào ngay trán tên khổng lồ Goliath để chiến thắng (1 Samuel 17).

* Bài học từ Kinh Thánh

Phúc Âm có kể rằng: Ngày kia, khi vào Đền Thờ, Chúa Kitô thấy người ta dùng linh địa làm chỗ buôn bán. Tức thì Chúa nổi giận. Ngài xô bàn, lật ghế và cầm roi đuổi chúng ra khỏi Đền Thờ và gọi họ là "bọn cướp" (Ga 2, 15; Mc 11, 17). Bài học Chúa dạy ở đây là gì? Đối với quân cướp đất nhà thờ để làm chuyện trần tục, Chúa nổi giận, xô đổ tất cả và cầm roi đánh đuổi bọn cướp đi.

Có một vài ý kiến cho rằng các giáo dân Hà Nội - trong đó có Thái Hà - sẵn sàng "Tử Vì Đạo". Thời xưa, các vị Tử Vì Đạo đã ngoan ngoãn chấp nhận chịu hành quyết để giữ vững niềm tin. Họ đã để cho Vua quan xử tử mà không hề có một lời phản đối. Ngày nay, thiết tưởng quan niệm đó đã lỗi thời. Tử vì đạo ngày nay không phải mang tính cách tiêu cực và thụ động: giơ đầu cho ác quỷ chém thỏa thích, còn chúng vẫn sống phây phây. Ngày nay tử vì đạo phải mang tính cách tích cực, nghĩa là phải chống lại hành động vi phạm nhân quyền cho tới khi không còn có thể chống được nữa. Nói cách khác, ngày nay hành động tử vì đạo là hành vi chống trả kẻ gian ác cho tới lúc nó chết, hoặc là mình chết. Tử vì đạo không phải chỉ là âm thầm chết cho riêng niềm tin của mình mà còn là tái dựng Công Bình cho xã hội và tha nhân. Chúa phán: "Ai dùng gươm sẽ chết vì gươm." Đúng! Nhưng lưỡi gươm giết kẻ dùng gươm đó không phát ra từ kẻ bạo động, cũng không phải gươm từ trời rớt xuống bằng phép lạ, nhưng phải bằng chính gươm của nạn nhân vô tội dùng để tự vệ, để chống lại kẻ dữ.

* Bài học từ Ba Lan

Để chuẩn bị cho cuộc khai tử chế độ CS trên đất Ba Lan, Giáo Hội Ba Lan đã cất nhắc Walesa từ một anh thợ máy lên hàng lãnh tụ. Các giám mục, linh mục và giáo dân đều đứng sau ông. CS Ba Lan biết rằng đụng tới Walesa là đụng tới Giáo Hội Công Giáo. Khi Đức Hồng Y Jozef Wojtyla của Ba Lan được bầu làm Giáo Hoàng, Walesa ra vô Vatican như đi chợ. Từ điện Vatican, Đức GH Gioan Phaolô II nói với cả thế giới: "Tôi sẵn sàng bỏ áo Giáo Hoàng về Ba Lan chiến đấu với CS." Ngài không nói rằng ngài sẵn sàng vào tù CS, vì CS không có tư cách gì để bỏ tù ai. Ngài sẵn sàng chiến đấu với chúng, vì chính chúng nó là tội đồ của dân tộc, phải nhốt tù chúng nó, chứ không có lý gì lại chịu để cho chúng nhốt giam mình. CSVN đã đào lỗ khắp nơi rồi, Giáo Hội VN chỉ cần tìm ra một Walesa để làm công việc xô chúng nó xuống lỗ và lấp đi. Lỗ đầu tiên phải lấp là "Công Viên Khâm Sứ Hà Nội".

* Cầu nguyện bất bạo động

Đối với một quốc gia văn minh và thượng tôn luật pháp thì bạo động là điều không thể chấp nhận được. Nhưng đối với một chính quyền vô thần, độc đảng, độc tôn, phạm nhiều tội ác, coi thường sinh mạng đồng bào như CSVN hiện nay thì phải có một cuộc nổi dậy của toàn dân thì mới trừ khử được hiểm họa. Đảng CSVN hiện nay còn đáng kinh tởm hơn thực dân phát xít, cần phải giải thể. Đừng tưởng lầm rằng cầu nguyện là bất bạo động. Thực chất các buổi tụ họp cầu nguyện của giáo dân Hà Nội cũng giống như các cuộc mít tinh thầm lặng của Gandhi ngày xưa tại Ấn Độ đều có tác dụng bạo động y hệt như cuộc nổi dậy của nhân dân Pháp trong cuộc lật đổ chế độ quân chủ năm 1789 vậy. Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã công khai tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với thông tấn xã VietCatholic rằng Chính quyền CS ngày nay thiếu thiên thời, địa lợi, nhân hòa, hoặc như lời Đức Cha Cao Đình Thuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh: "Tổng Giáo Phận Hà Nội đang phải 'uống chén đắng' bởi bất công, đang phải chứng kiến cảnh bạo tàn". Một chính phủ bạo tàn với nhân dân, trở thành chén đắng cho nhân dân, lại không được trời thương, dân mến, sống nghịch đời, nghịch cảnh thì tất nhiên nó phải chết. Nó đáng chết. Chết tức tưởi. Chết trợn mắt. Chết như một con chó điên! Nếu vào năm 1989, dân chúng Bá Linh không cầm búa, vác xẻng ra phá nát bức tường Bá Linh và cảnh báo cho lính canh Đông Đức rằng nếu chống lại nhân dân là sẽ chết banh xác ngay thì Đức quốc làm sao thống nhất được như ngày hôm nay. Nếu năm 1991, Gobarchev và dân chúng Nga không tràn ra đường ngăn chặn bước tiến của xe tăng CS Nga thì làm sao khai tử được chế độ CS?

* Giờ lịch sử đã gần đến

Vậy thì bao giờ lịch sử sẽ được tái diễn tại VN? Đọc lịch sử thế giới cổ kim về những tiến trình lật đổ bạo quyền, người ta thấy:

- Chế độ ấy mất thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
- Hàng rào kẽm gai được giăng khắp mọi nẻo đường.
- Những người can đảm dám đứng lên chỉ trích chính quyền bị chúng bắt bỏ tù.
- Máu người dân lành bắt đầu đổ.
- Cuối cùng, dân chúng phẫn nộ tràn ra đường hỏi tội những tên cầm quyền và đưa chúng ra tòa xét xử.

Những ai theo sát các diễn biến ở Hà Nội ít lâu nay đều thấy mọi việc đã tuần tự diễn ra đúng như vậy. Và bây giờ mọi người chỉ còn chờ giai đoạn cuối cùng xảy đến, ngày mà toàn dân nổi dậy để khai tử một chế độ tàn ác, phi nhân chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

Con người Cộng Sản sẽ không bao giờ tin tưởng có ngày ấy xảy ra đâu, vì trong tay chúng có cả một hệ thống quân sự để bắn giết, có cả một hệ thống tuyên truyền để nhào nặn sự thật. Nhưng người Công Giáo tin tưởng không có sự gì trên trái đất này mà Thiên Chúa không làm được.

Ngày xưa, Hồ Chí Minh theo chủ thuyết Engel và Kark Marx tin rằng Thượng Đế đã chết rồi, chỉ còn Đảng Cộng Sản sống mãi thôi.

Ngày nay, Đảng Cộng Sản vẫn tin rằng Hồ Chí Minh vẫn còn sống nhăn răng trong Nhà Xác Ba Đình, còn Thượng Đế đang chết triền miên, nên chúng cứ tiếp tục lộng hành.

Xin các đồng chí cứ ráng mắt ra mà coi! Và nhớ canh chừng cho kỹ Nhà Xác Ba Đình!

Tiến Sĩ Trần An Bài

Monday, September 22, 2008

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT

Tôi hết sức cám ơn ông Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội cũng như là tất cả các ban ngành trong Thành Phố Hà nội đã dành cho chung tôi một buổi tiếp xúc vừa trân trọng vừa cởi mở và chân tình. Những lời ông Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn, thật ra có một sự hài hoà trong cái khối đoàn kết thống nhất. Tuy nhiên muốn có cái hài hoà trong cái mối thống nhất thì đâu chỉ có cái tình mà phải có lý nữa, tục ngữ pháp có nói rằng: những cái tính toán nó đúng mực nó mói là những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau cũng phải tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi cũng xin có một vài lời cuối cùng trước những lời kết thúc của ông Chủ tịch.

Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhân trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.

Cái thứ hai, ông chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa dựa trên pháp luật và cũng phải trên tình người, và công dân. Cái điều đó tôi rất đồng ý, rất là tâm đắc. Tuy nhiên trong cái thực chúng ta phải làm như thế. Đó về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý. Ông chủ tịch có nói rằng: đất đai thì nó từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu mà đến thời Giáo Hội Công Giáo thì lại được trao cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây được cấp. Và đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi (và không ai có thể thay đổi được là làm sao?). Thế thì trên mảnh đất 42 chúng tôi chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó. Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có cái văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thut trao cho cơ quan nào… hoàn toàn không có. Thực ra có thể nói việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp, trên cái căn bản là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật thì vấn đề đất 42 chúng tôi chưa hai lòng với câu trả lời của ông. Chúng ta phải sống theo pháp luật, thì phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thời chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có cái văn bản đó.

Cái vấn đề thứ hai, ông chủ tịch có nói rai ngoài vấn đề pháp lý, chúng ta phải cư sử theo tình người, nguyện vọng của người dân thì chúng tôi thấy vẫn chưa được: biết bao nguyện vọng chúng tôi nêu lên, ít nhất là qua 15 lá đơn của Toà Tổng Giám mục Hà nội và hội đồng Giám Mục bao nhiêu lần nữa, nguyện vọng chúng tôi về cái đất đó gắn bó với chúng tôi nó gần gũi với chúng tôi. Nguyện vọng thật là chính đáng nhưng không bao giờ được giải quyết cả. Cho nên có thể nói đó cho chúng tôi thấy cái lý thuyết, nguyên tắc ông chủ tịch đưa ra rất hay nhưng chưa thực hiện được, nguyện vọng cũng như pháp lý.

Chúng tôi không chanh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ giám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi giám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung. Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc.

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý. Một lần nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội dã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho Thành Phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển.

Tôi xin cám ơn.
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Tuesday, August 19, 2008

Carol Huỳnh

Sáng nay, mở trang báo điện tử Người Việt ra đọc. Một tin đáng chú ý: Thế Vận Hội 2008: Nữ lực sĩ Carol Huỳnh mang huy chương vàng đầu tiên về cho Canada . Google một phát để kiểm chứng. Quả thật, một người Canada gốc Việt (đúng hơn là gốc Hoa), đã mang huy chương vàng đầu tiên về cho Canada. Mừng cho cô Carol Huỳnh và gia đình, mừng cho Canada, mừng cho cộng đồng người Việt định cư tại Canada. Thế hệ thứ hai của thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đã làm rạng rở nước tạm dung.

Cám ơn Canada, đất nước của tự do, dân chủ và tình người, đã tạo cơ hội cho một người Việt gốc Hoa đạt được ước nguyện.

Trích đoạn từ bài viết của báo Người Việt:

Carol Huỳnh đã hạ cô Chiharu Icho của Nhật Bản trong vòng chung kết của môn đô vật dành cho hạng 48 kí lô (106 pounds). Chiharu Icho từng được xếp hạng cao hơn. Thế nhưng Huỳnh đã áp đảo Icho và giành phần thắng. Sau khi rời võ đài, cô ôm chồm quốc kỳ Canada và ông huấn luyện viên Leigh Vierling.

Vài giây sau, các huấn luyện viên của đội Canada đã công kênh Carol Huỳnh trên vai của họ. Trên bục gỗ nhận huy chương vàng, cô lấy tay che miệng trong lúc rơi lệ trong sự sung sướng.

Ban đầu Carol Huỳnh còn tìm lấy tay chặn nước mắt. Thế nhưng sau đó cô để mặc cho những dòng lệ được tuôn tràn trên má.

“Nước mắt và sung sướng,” cô nói với tờ Sun. “Khi đứng trên đó, tôi nghĩ đến niềm hãnh diện của một người Canada. Tôi nghĩ đến con đường dài mà tôi đã trải qua trước khi đến đây. Ðó là một con đường rất dài mà cũng rất tốt. Tôi nghĩ đến những người bạn và nhất là nghĩ đến gia đình của tôi.”

Cha mẹ của Carol Huỳnh, ông Huỳnh Viêm và bà Trịnh Mai, ngồi trong khán giả xem trận đấu. Họ là người đầu tiên mà cô tìm mặt trong đám đông sau khi đeo huy chương vàng trên cổ. Ông Viêm và bà Mai gặp nhau tại Sài Gòn. Họ có một trai và một gái trước khi vượt biển tìm tự do vào cuối thập niên 1970.

Một nhà thờ đã bảo trợ gia đình họ Huỳnh và đưa họ về Hazelton, Trung Tây của tỉnh bang British Columbia, nơi mà cô Carol đã chào đời và sống với các bạn gốc thổ dân.

“Tôi là đứa con đầu tiên của họ tại Canada,” Carol Huỳnh nói về cha mẹ.

“Họ thật sự là những thuyền nhân. Cha mẹ tôi đã trải qua những kinh nghiệm mà bạn từng nghe về thuyền nhân Việt Nam,” cô nói với giới truyền thông Canada. “Họ không có gì hết khi mới đến đây. Chắc chắn tôi đã học tính siêng năng của cha mẹ.”

Carol Huỳnh đã tóm lược hành trình của cha mẹ và của cô, “Họ là người Trung Hoa. Mẹ tôi chào đời tại Việt Nam. Cha tôi đến Việt Nam khi mới có ba tuổi. Họ sống tại Sài Gòn, có hai con là anh và chị của tôi. Họ quyết định phải tìm đường thoát ra khỏi Việt Nam.”

Trích đọan từ CTV.ca:

Freestyle wrestler Carol Huynh won Canada's first gold medal at the Beijing Olympics on Saturday, as her family cheered from their home in Hazelton, B.C.
...........
I was just thinking how proud I am to be Canadian," she said about her tears on the medal podium as O Canada was played. "And I was just thinking about the road to how I got here. It's been a long one but a good one."

After her win, coach Leigh Vierling carried her on his shoulders around the gymnasium as Huynh held up a Canadian flag.

The daughter of Vietnamese immigrants also won silver in the 46-kilogram division at the 2001 world championship and the 2000 event with a bronze.

Tin liên hệ:

Thursday, May 15, 2008

Không hiểu

Đọc bài "Tướng Quắc đến làm việc với cơ quan điều tra" của báo Dân Trí, có chổ này không hiểu. Vụ PMU18 là vụ án hình sự, tham nhũng, hay kinh tế gì đó chứ đâu có liên quan gì đến chính trị? Mong bạn nào biết giải thích dùm. Cám ơn

(Dân trí) - 14 giờ chiều 13/5, thiếu tướng Phạm Xuân Quắc rời nhà đến cơ quan an ninh điều tra theo lệnh triệu tập. Điểm đến của ông là ngôi nhà số 7 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội - trụ sở Cục bảo vệ chính trị Tổng cục an ninh.

Tuesday, May 13, 2008

Đi đúng lề đường bên phải ... vẫn bị bắt

Tháng Tám năm 2007, ông Lê Doãn Hợp, tân Bộ trưởng Thông tin Truyền thông có nói trong một buổi phỏng vấn"...hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải." (VN Express) Và khi có những ký giả, phóng viên đi đúng "lề đường bên phải", "làm tốt 10 chữ: trung thực - dũng cảm - thận trọng - nhanh nhạy - hướng thiện": Họ bị bắt với tội danh “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 và "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258, Bộ luật Hình sự.

* BBC: Bắt hai nhà báo 'vì đưa tin vụ PMU18'
* Vietnamnet: Nhà báo Nguyễn Văn Hải và Việt Chiến bị bắt tạm giam
* Vn Express: Hai nhà báo viết về vụ PMU18 bị bắt
* Tuổi Trẻ: Hai nhà báo chuyên viết đấu tranh chống tham nhũng bị bắt
* Bố Cu Hưng: Về một đồng nghiệp vừa bị bắt
* Bùi Thanh: Tại sao ?
* Bút lông: Phóng viên nội chính
* Huy Bom: Nguyễn Việt Chiến & Nguyễn Văn Hải

Tôi không ngạc nhiên khi nghe tin này từ BBC sáng nay. Chuyện tất nhiên sẽ xảy ra sau khi Nguyễn Việt Tiến được thả, phục hồi đảng tịch. Cách đây mấy ngày, tôi đã thấy người ta đã gở xuống khỏi các trang báo điện tử những bài báo viết về vụ án PMU 118 và Nguyễn Việt Tiến đăng cách đây mấy năm.

Đôi khi nghe em Yến Vi nói chuyện còn đáng tin hơn nghe các quan phán

Saturday, May 10, 2008

Nhạc: Đáp Lời Sông Núi

Nhạc sĩ: Trúc Hồ

Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hưng Đạo Vương, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm, chưa một lần khuất phục ngoại xâm.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Quyết bảo vệ giang san, từng tấc đất, từng cây cỏ,
Từng phố phường, từng con đường, từng bờ biển quê hương.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hai Bà Trưng, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm chưa một lần khuất phục ngoại xâm.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi.
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
VIỆT NAM, VIỆT NAM, VIỆT NAM ....

Friday, May 02, 2008

Cuối tháng Tư, chủ tịch và tổng giám đốc công ty Samsung từ chức vì trốn thuế. Samsung cùng với những đại công ty như LG, Hyundai, KIA,... là biểu tượng về sự phồn thịnh, tiến bộ của một nước Đại Hàn tự do, dân chủ.

Hơn nửa thế kỷ trước, hai nước Á Châu bị chia cắt do quyết định của các "anh lớn", cùng trải qua một cuộc chiến khốc liệt. Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam) đã phát triển trước Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn)







Vâng, từ 1957 tới 1961, Việt Nam chúng ta phát triển hơn Nam Hàn.

Ra đi tỵ nạn, sống ở nước người, mới thấy cùng điều kiện phát triển, cùng môi trường, người Việt không thua kém người Hàn. Kỷ sư Mỹ gốc Việt không thua đồng nghiệp Mỹ gốc Hàn. Học sinh sinh viên Mỹ gốc Việt sánh vai với học sinh sinh viên gốc Hàn trong các đại học danh tiếng, đứng đầu trong các cuộc thi. Có khi còn hơn.

Hơn hai mươi năm năm trước, để trả lời câu hỏi của một bạn sinh viên da trắng cùng trường "Tại sao bạn đến đây?", tôi hỏi lại "Bạn nghĩ sao nếu bạn phải xin giấy đi đường của cảnh sát để đi từ thành phố Long Beach lên Los Angeles? Bạn nghĩ sao nếu người ta không cho bạn vào đại học, học ngành bạn ưa thích?" Câu trả lời của tôi hôm nay đã khác. Hôm nay tôi mượn tấm gương Nam Hàn để trả lời câu hỏi "Tại sao tôi..."

Nhạc: Việt Nam Về Trong Nổi Nhớ

Sáng tác: Trần Tử Thiêng & Trúc Hồ

Nhạc: Người di tản buồn

Sáng tác: Nam Lộc
Trình bày: Khánh Ly

Theo dỏi bài tường thuật của báo Tuổi Trẻ "Lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008", nhìn hai lá cờ đỏ trên khán đài, tôi tự hỏi:

Cờ nào là cờ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam? hay cả hai là đều là cờ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?


Cô bé mặc áo trắng tay cầm cờ đỏ một sao vàng và trên khuôn mặt hình cờ đỏ năm sao vàng, là Việt hay Hoa?

Ôi Việt Nam ! Cờ Tàu phủ kín đất Việt

Ôi Việt Nam!

Ôi Việt Nam! Việt Nam tìm chẳng thấy
Năm sao vàng bén ngót chiếu hào quang
Đất nước tôi hay đất Tàu ? Ngỡ ngàng
Vừa ra cửa , chợt hay mình mất nước

Ôi Việt Nam ! Đã bốn ngàn năm trước
Giờ hồi đầu, nô lệ gọi : Vinh quang!
Từng chúa, vua hềnh hệch cửa cao sang
Trải cấm vệ không cho dân mở miệng

Ôi Việt Nam ! Còn đâu là phố huyện
Tôi ở nhờ , ở đậu đất Tàu thôi
Cờ năm sao bén ngót chiếu lòng tôi
Màu máu đỏ đã ngập trời đang chém

Ôi Việt Nam ! Mảnh thân tàn gói ghém
Tôi về đâu ? Về đâu ? Hởi quê hương ?
Sài gòn ôi ! Hà nội vạn nẻo đường
Đã lạ quắc . Quay về ngàn năm trước

Ôi Việt Nam ! Việt Nam buồn nảo nuộc
Đứng cúi đầu , nô lệ , nhục thân chưa ?

Hoài Tử
Nguồn: http://www.hatnang.com/showthread.php?p=268509

Tuesday, April 29, 2008

Nhạc: Một Lần Đi

Nhạc Sĩ: Nguyệt Ánh

Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng
Một lần đi là một lần vĩnh biệt
Một lần đi là mòn lối quay về
Một lần đi là mãi mãi thương đau
Người tình ơi, ta có ngờ đâu rằng
Một lần đi là nghìn trùng cách biệt
Một lần đi là muôn kiếp u sầu
Một lần đi là vĩnh viễn xa nhau
Giọt nước mắt cho anh
Giọt nước mắt cho em
Giọt nước mắt cho bạn bè
Lệ khóc cho mẹ già
Lệ khóc cho ngườ tình ở lại quê hương
Lần cuối xé tay nhau
Lần cuối khóc bên nhau
Lời cuối sao nghẹn ngào
Còn đó bao đoạn đường
Còn đó bao đoạn tình bỏ lại sau lưng
Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng
Mẹ hiền xưa, giờ về cùng đất lạnh
Bạn bè xưa, giờ phương Bắc lưu đày
Người tình xưa, giờ đang sống điêu linh
Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng
Một ngày qua là một ngày ly biệt
Một ngày qua là ta mất nhau rồi
Một ngày qua là muôn kiếp chia phôi

Nhạc: Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên


Sáng tác: Nguyễn Đình Toàn
Trình bày: Khánh Ly



Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như giòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
ta hỏi thầm em có nhớ không

Sài Gòn ơi! Đâu những ngày ôi hè phố xôn xao
trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
Còn gì đâu...

Ai ra đi nhớ hàng me già,
thu công viên hoa vàng tượng đá
thôi hết rồi mộng ước xa xôi,
theo giòng đời trôi...

Sài Gòn ơi! Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi
tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Đâu quầy hoa quán nhạc đêm về
Đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly

Sài Gòn ơi! Thôi hết rồi những ngày hát nhớ nhau
Đâu Phạm Duy với tình ca sầu
mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu
Còn gì đâu...

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
mất từng con phố đổi tên đường
khi hẹn nhau ta lạc lối tìm
ôi tình buồn như đã sống thêm

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
mất trường xưa mất tuổi thiên thần
hy vọng xa hay mộng ước gần
Còn gì đâu...

Trăng ơi trăng có còn chăng là
Sao ơi sao, sao mờ lệ nhớ

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như hàng cây lá đỏ trông tìm
Mắt trời trong cánh nhỏ chim hiền
Đã ngậm sầu ngang môi lắng im

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như mộ bia đá lạnh hương nguyền
Như trời sâu đã bỏ đất sầu.
Còn gì đâu...

Saturday, April 26, 2008

Nhạc: Sàigòn Ơi, Vĩnh Biệt

Nhạc & lời: Nam Lộc

Saigon ơi! tôi đă mất người trong cuộc đới
Saigon ơi! thôi đă hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nát trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng

Saigon ơi! nắng vẫn còn vương trên đường
Đường ngày xưa mưa có ướt ngập lối người về
Rồi mùa thu lá còn đổ xuống công viên
Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng
Hay đang khóc cho riêng mình em ?

Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn
Từng ngày qua, từng phút sống quên thời gian
Kiếp tha hương lắm thương đau, lắm chua cay
Tôi gọi tên em mãi thôi

Saigon ơi! tôi xin hứa rằng tôi trở vế
Người tình ơi! tôi xin giữ trọn mãi lời thề
Dù thời gian có là một thoáng đam mê
Phố phường vạn ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên

Tuesday, January 22, 2008

Trận Hoàng Sa, 34 năm về trước. Lệnh khai hỏa


Giao Chỉ, San Jose.





Lời nói đầu

Tuần vừa qua, hai chiến hữu già của tôi ghé thăm Viện Bảo Tàng. Các bác Lương văn Ngọ và Võ Ðại. Quí vị hỏi thăm qua loa nhưng thực tình là yêu cầu yểm trợ để cùng đánh trận Trường Sa. Sẽ tổ chức gây quĩ, đăng báo Mỹ để tuyên ngôn cho thế giới biết là quần đảo và hải phận Ðông Hải muôn đời phải là của Việt Nam ta. Vâng, chúng tôi sẽ chuẩn bị tài liệu để triển lãm, duyệt lại cuốn phim đem chiếu và xin viết bài này để góp phần giới thiệu với độc giả. Lẽ dĩ nhiên cần sự giúp đỡ của các chiến hữu hải quân về các tài liệu. Chuyện Hoàng Sa và Trường Sa nếu không có anh em hội Bạch Ðằng là không xong. Trưa thứ bảy, cuối tuần, hội hải quân đến họp tại Viện Bảo Tàng để thảo luận về việc thiết lập một sa bàn Hoàng Sa. Các bạn trao tặng bộ quân phục thủy thủ cùng rất nhiều hình ảnh và tác phẩm liên quan đến trận hải chiến 34 nằm về trước. Những tác phẩm viết về Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và đặc biệt có trên mười tác giả viết về biến cố Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Hồi ký của tư lệnh hải quân vùng 1, của vị chỉ huy hải đội Hoàng Sa, của trung tâm trưởng hành quân biển tại Sài Gòn, các hạm trưởng, sỹ quan trên chiến hạm tham chiến số 4, 5, số 10 và 16, của biệt kích trên đảo, sĩ quan truyền tin trên soái hạm, của thủy thủ trôi giạt trên biển, của anh em đoàn viên và địa phương quân bị bắt tù binh đưa về Trung Quốc. Khối tài liệu hết sức phong phú trên ngàn trang phải đọc suốt cả tuần lễ chưa hết. Ðặc biệt trong khi quí vị cấp trên viết còn dè dặt thì anh em cấp dưới viết ra tất cả mọi chi tiết hết sức chân thật và rõ ràng. Những anh em mang đến tài liệu cho chúng tôi, ngày xưa vốn là các thiếu tá và cấp úy trẻ trung của biển cả, ngày nay tuổi đã về chiều mà tấm lòng nặng chĩu tâm tư khi nghe tin các hải đảo xa xôi lại một lần nữa rơi vào tay địch. Trong số các chiến hữu có mặt tại San Jose, chúng tôi đã gặp được một người, hết sức tình cờ và hết sức đặc biệt.





Người chỉ huy pháo HQ 16

Ðó là Hải quân đại úy Ðoàn viết Ất, nguyên sĩ quan pháo thủ của HQ 16 mang tên danh tướng Lý thường Kiệt. Năm 1974, khi con tàu rẽ sóng đi Hoàng Sa, trung úy Ất tưởng chỉ làm một chuyến hải hành tiếp tế như thường lệ, nào ngờ ông đã tham dự vào trận đánh lịch sử. Chuyến về trên con tàu bị thương với cõi lòng tan nát vì đã bỏ lại đồng đội trên hải đảo và biển cả. Trung úy Ất cùng một số hải quân được tuyên dương anh hùng, thăng cấp đặc cách tại mặt trận. Ngày nay, ông Ất đang đóng vai một người dân tỵ nạn hiền lành sống rất bình dị bên cạnh chúng ta. Ai biết đâu con người ấy, ngày xưa cũng đã từng là một chiến sĩ dũng cảm của hải quân. Trong chiến trường, binh thư viết rằng khi lâm trận, cấp úy ở ải địa đầu là những người quyết định thắng bại. Trên các chiến hạm vào ngày đầu năm 74, sống chết của con tàu trông cậy vào các trung úy chỉ huy pháo thủ. Trên chiến hạm HQ 16 vào buổi sáng hôm đó, số mạng trong tay Trung úy Ất, ngồi bên cây đại bác 125 ly, nạp đạn chạm nổ, hướng thẳng vào đài chỉ huy của con tàu địch trước mắt. Sẵn sàng chuẩn bị bắn trực xạ.



Cuộc đời Ðoàn viết Ất

Sau trận Hoàng Sa, miền Nam ca ngợi chiến công của hải quân anh hùng. Trong số các sĩ quan con sống mà được vinh thăng có trung úy Ðoàn viết Ất. Ất người Nam Ðịnh, 54 theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Sinh viên đại học Vạn Hạnh. Năm 20 tuổi vào hải quân. Học thêm anh văn tại Sài Gòn rồi thụ huấn căn bản quân sự tại Quang Trung. Năm 70 được gửi đi học tại trường hải quân Hoa Kỳ khóa 4-OCS. Vào thời kỳ đó Sinh viên sỹ quan hải quân Ðoàn viết Ất đã có dịp học lái tàu Mỹ tại vùng Vịnh Cựu Kim Sơn. Khi về nước, chuẩn úy Ất nhờ có đệ tam đẳng Thái cực đạo nên được làm huấn luyện viên võ thuật. Cuộc đời đưa đẩy, trải qua các đơn vị, lên thiếu úy rồi trung úy thì bắt đầu xuống HQ 16 làm sỹ quan trách nhiệm dàn pháo cho chiến hạm. Các vũ khí dưới tay gồm có cây 125 ly, lớn hơn cả đại bác 105 của bộ binh. Những cây 40 ly một nòng và cây 40 ly nòng ghép đôi. Các bách kích pháo. Súng cá nhân, áo giáp và nón sắt. Cùng với các đoàn viên xạ thủ đầy kinh nghiệm, trung úy Ất chỉ huy anh em vào nhiệm sở tác chiến với một tinh thần hăng hái rất hào hùng. Khi con tàu Lý thường Kiệt phải đoạn chiến về đến bến bờ quê hương, nhớ lại cảnh chiến hữu bị bỏ lại, lòng dạ hết sức não nề. Một năm sau theo hạm đội hải hành chuyến cuối cùng anh bỏ lại vợ con, vì vậy đại úy Ất quyết định từ giã hải quân tại Côn Sơn, xuống tàu trở lại Việt Nam. Ðây là một quyết định sai lầm phải trả giá 6 năm tù cải tạo trên miền biên giới Bắc Việt. Ngay sau khi được trả tự do, cựu đại úy hải quân đã có nhiều nơi móc nối để lái tàu vượt biên. Năm 1983 cả gia đình đến Bidong và sau cùng về định cư tại San Jose. Hai mươi năm qua chỉ làm một việc, cho một hãng. Nghề sửa máy điện tử. Bây giờ ông già 60 tuổi theo phái tu thiền tại gia, tuyệt thực mỗi buổi chiều. Buổi tối ngày15 tháng giêng năm 2008 đúng 34 năm trước sắp đến giờ khai hỏa trận Hoàng Sa, công dân Mỹ gốc Việt tên Ất Ðoàn ngồi nhớ lại lúc con tàu lướt sóng vào vùng hải chiến giữa các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng.



Di chúc của tiền nhân.

Với ngàn năm đô hộ giặc Tàu, Việt Nam trải qua bao phen chống xăm lăng. Từ nhà Hán, nhà Ngô cho đến giặc Mông Cổạ. Rồi nhà Minh, nhà Thanh. Quân dân ta phải chống giặc Bắc phương suốt 4 ngàn năm lập quốc. Trận hải chiến cuối cùng vào đời nhà Trần cách đây 7 thế kỷ. Vua Trần Nhân Tông đã để lại di chúc như sau: “Các người chớ quên nước lớn thường làm điều trái đạo. Họa muôn đời của ta là Trung Hoa. Họ không tôn trọng quy ước và biên giới. Luôn luôn bày đặt chuyện để gây hấn. Không thôn tính được thì gặm nhấm đất đai của ta. Vậy các ngươi phải nhớ lời ta dặn. Một tấc đất cũng không để lọt vào tay kẻ thù. Ðây là di chúc cho con cháu muôn đời.” Trần Nhân Tông (1279-1293)





Trận Hoàng Sa

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận Hải chiến lịch sử giữa Hải quân Việt nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Cộng diễn ra tại Hoàng Sa. Nguyên do vì sao? Di chúc của vua Trần Nhân Tông để lại hơn 700 năm đúng từng chữ một. Vẫn là họa phương Bắc. Nước lớn không tôn trọng quy ước. Bày đặt chuyện gây hấn. Gặm nhấm đất của ta. Trận hải chiến hết sức anh hùng của lực lượng hải quân nhỏ bé VNCH đã khai diễn với anh khổng lồ Trung Quốc. Trước khi nổ súng, chiến hạm hai bên đã cài răng lược, vì vậy chỉ vài giây phút đầu tiên là quyết định trận đánh. Gần đến nỗi đại bác của ta bắn trượt tàu địch đã xéo qua tàu bạn. Trong vòng 30 phút đầu tiên, bên ta chiến hạm HQ 10 bị trúng đài chỉ huy và hoàn toàn bất khiển dụng. Hạm trưởng từ trần chết theo tàu, hạm phó ra lệnh đào thoát, sau đó ông chết trên xuồng cấp cứu vì vết thương quá nặng. HQ 16 sau khi hạ được một chiến hạm của địch cũng bị thương rất nặng. Hạm trưởng và thủy thủ đoàn cố cứu con tàu ra khỏi chiến trường. Bên địch có hai chiến hạm bốc cháy và hai tàu còn lại chịu thương vong nhưng vẫn còn chuyển vận. Những hình ảnh sau cùng ghi nhận được hết sức hào hùng nhưng đồng thời cũng hết sức thương cảm. Hải quân đào thoát từ HQ 10 ngồi trên bè cấp cứu bị tàu địch bắn theo. Nhưng đặc biệt còn thấy chiến hữu từ chiến hạm không bỏ tàu vẫn tiếp tục tác xạ qua tàu địch. Bút ký của người còn sống có ghi rõ cả tên các thủy thủ Việt Nam đang bắn những viên đạn sau cùng. Nước biển trên đầu ngọn sóng làm nhạt nhòa nước mắt của những lính bỏ tàu. Truyện kể của những anh em từ hải đảo xuống bè di tản khi thấy bên ta bắn chiến hạm địch bốc cháy đã cùng nhau cất tiếng hát trên biển Hoàng Sa.



Bài ca bất hủ đó là bản Việt Nam, Việt Nam.

Hãy tưởng tượng giây phút lạ lùng giữa trùng khơi dậy sóng với lửa đạn vang trời, ai cất được tiếng hát.. nghe tự vào đời.. Việt Nam nước tôi...



Năm 74, dầu sôi lửa bỏng.

Tháng giêng năm 1974 không phải là lúc Miền Nam thái bình thịnh trị. Hiệp ước Ba Lê đã ký xong nhưng hai bên vẫn còn chiến đấu trong trận giành dân lấn đất. Với chương trình Việt Nam Hóa chiến tranh, Hoa kỳ đã rút hết quân về. Xa hơn nữa, ngay từ năm 1970, Mỹ đã tuyên bố dứt khoát không tham dự vào cuộc tranh chấp các hải đảo ở biển Ðông. Trong khi quân Mỹ rút thì Việt Nam Cộng Hòa bùng lên tia hy vọng mới. Tin biển Ðông có dầu làm tổng thống Thiệu nói với nội các là dường như Trời ngó lại. Một thùng dầu thô được lệnh đem lên đốt tại Nghĩa trang quân đội Biên Hòa trong buổi lễ tưởng niệm để linh hồn 16 ngàn tử sĩ phù hộ cho đất nước một tương lai tốt đẹp. Nhưng chính niềm vui ngắn ngủi đã nằm trong thiên tai. Trường Sa là nơi có nhiều triển vọng của kho tàng đáy biển. Muốn lấy Trường Sa thì Trung Cộng phải thôn tính Hoàng Sa. Trong lúc VNCH còn phải lo trong nội địa thì Trung Quốc cho hải quân đóng vai ngư phủ xâm nhập phía đông của quần đảo. Ðúng như vua Trần đã nói, chúng cứ gặm nhấm dần dần. Căn cứ vào địa lý nhân văn, căn cứ vào di tích lịch sử, căn cứ vào hiện trạng thềm lục địa, dứt khoát toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau. Nhưng đất nước đang chiến tranh, sức đâu mà có đủ phương tiện trấn giữ cả trăm hải đảo cô quạnh giữa trùng khơi. Vì vậy, thừa nước đục thả câu, các quốc gia lân bang xâu xé. Từ Trung Hoa đỏ của Bắc Kinh cho đến Trung Hoa vàng của Ðài Bắc. Rồi Mã Lai, Indo và Phi luật tân đều nhào vô giành hải đảo. Nhưng có kế hoạch và tham lam nhất vẫn là người Tàu. Từ Trung Hoa ngày xưa cho đến Trung Cộng ngày nay, mộng bá quyền của người phương Bắc luôn luôn là cơn ác mộng của phương Nam.



Châu chấu đá voi

Ngày 15 tháng 1 năm 1974 chiến hạm HQ 16 lên đường ra Hoàng Sa đưa địa phương quân Quảng Nam ra thay phiên trấn thủ lưu đồn. Ngày 17 tháng 1 khi đổ bộ lên đảo đã gặp Hồng quân. Từ trước đến nay vẫn gặp dân đánh cá xua đuổi là chúng bỏ đi, những lần này lại là hải quân Trung Cộng. Ðô đốc Hồ văn Kỳ Thoại tư lệnh hải quân vùng I cảm thấy chuyện bất thường. Nhân lúc tổng thống Thiệu ra kinh lý, nội vụ được trình trực tiếp. Sau phần trình bày của vị tướng hải quân, ông Thiệu ngồi xuống lấy giấy bút viết tay trong 15 phút một bản văn lịch sử. Ðây là chỉ thị căn bản của trận hải chiến duy nhất đã xảy ra giữa Việt Nam và Trung Hoa trong thế kỷ thứ 20. Tướng Thoại đã ghi lại trong tác phẩm “Can trường trong chiến bại” chương 16 đại ý như sau. Lệnh viết tay của trung tướng Thiệu chỉ thị áp dụng các biện pháp xua đuổi ôn hòa, bắn dọa cảnh cáo và sau cùng thì dùng vũ khí để bảo vệ lãnh thổ. Quyết không để mất một tấc đất nào. Tất cả mọi người hiện diện đều không có ý kiến. Các tướng lãnh và phái đoàn chính phủ tháp tùng không ai lên tiếng. Không có bàn thảo gì hết. Xem ra ông Thiệu hết sức cô đơn và cương quyết trong quyết định lịch sử rất có thể bùng nổ lớn mà không ai tiên đoán được. Vẫn theo bản tính của ông, không ra lệnh chi tiết về việc khai hỏa. Không cần thảo luận về việc khả năng hùng mạnh của toàn thể hải quân Trung Cộng. Chỉ riêng Hạm đội Hải Nam cũng có thể tung ra 10 chiến hạm phục kích vây chung quanh hạm đội Việt Nam và diệt gọn. Rõ ràng là một quyết định châu chấu đá voi, dựa trên tình tự dân tộc với mối thù từ ngàn năm trước. Sau cùng châu chấu cũng đành phải đá voi.



Hạm đội Hà văn Ngạc.

Từ Sài Gòn đại tá Hà văn Ngạc bay ra Ðà Nẵng nhận lãnh chức vụ chỉ huy cuộc chiến lấy lại Hoàng Sa. Ðô đốc Hồ văn Kỳ Thoại tiễn ông đại tá Sài Gòn lên HQ 5, mang hiệu kỳ soái hạm lên đường. Chia tay trên cầu tàu căn cứ Ðà Nẵng, ông Thoại viết lại rằng đôi mắt chiến hữu nhìn nhau, cùng cảm thấy sắp có biến cố lịch sử. Lệnh phải bảo vệ đất nước được ghi rõ ràng từ tổng tư lệnh. Quân xâm lăng lần này đâu có dễ thuyết phục. Hoàng Sa là con đường đi xuống Trường Sa, mỏ dầu tương lai của cả Ðông nam Á. Hoa Kỳ lại xác nhận là không can thiệp. Giặc Tàu chắc chắn sẽ không bỏ đi. Lính thủy Việt Nam với 4 con tàu cũ sẽ lâm chiến trong hoàn cảnh hết sức cô đơn trên biển cả mênh mông. Từ tướng cho đến quân, ai nấy đều biết rằng phải khai hỏa trước. Không thể bắn cảnh cáo dọa dẫm gì hết. Tiên hạ thủ vi cường. Ðiều quan trọng là khai hỏa vào lúc nào và ai sẽ là người ra lệnh khai hỏa. Ðại tá Hà văn Ngạc xuống con tàu mang tên danh tướng Trần bình Trọng, phen này nếu chẳng may sa vào tay địch chắc lại phải làm quỉ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc.



Khói lửa biển san hô.

Buổi sáng hôm đó trời trong sáng, vào lúc 10 giờ thì tàu hai bên đã gần nhau. Bên địch bên ta kèm nhau từng chiếc một. Ngẫu nhiên mỗi bên đều có 4 chiến hạm. HQ 16 có HQ 10 bên tay mặt làm thành phân đội số 2. Soái hạm HQ 5 đi với HQ 4 là phân đội 1 vòng xuống phía đông nam đánh vào đảo Quang Hòa. Lập tức 2 tàu địch tách ra ứng chiến. Hỏa lực của hai bên tương đương, nhưng tàu địch tối tân hơn, chạy nhanh hơn, thân nhỏ sàn tàu thấp tạo thành mục tiêu di động và nhỏ bé hơn chiến hạm của Việt Nam. Các vị chỉ huy của bên ta đều dự trù sẽ nổ súng trước khai thác yếu tố bất ngờ. Vả lại, địch là kẻ xâm lăng, chiếm đất ta, ta có quyền nổ súng. Lúc đó Trung úy Ất 24 tuổi, ngồi trấn thủ cạnh cây đại bác quyết định chiến trường 125 ly nòng dài. Phía trước mặt là 2 tàu chiến của Trung Cộng chế ngự trước đảo Duy Mộng. Trung tá Lê văn Thự với con tàu Lý Thường Kiệt đã xoay trở mấy ngày qua nên quen thuộc với khu vực đầy bãi đá ngầm với san hô. Pháo đội trưởng rất tin tưởng vào dàn xạ thủ nhiều kinh nghiệm với những năm yểm trợ hải pháo cho bộ binh vùng duyên hải Trung phần. Các hạ sĩ quan đều vững tay nghề và tinh thần hết sức cao. Cũng có thể chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Thực sự thì cả hai bên đều chưa hề có kinh nghiệm hải chiến trên biển cả. Sách vở và chỉ thị dùng đạn xuyên phá nhưng trung úy Ất cho nạp toàn đạn chạm nổ. Gần thế này mà xuyên phá thì hỏng hết. Phải chạm nổ mới có kết quả. Lại có lệnh bắn yểm trợ cho bộ binh trên đảo trước. Mấy bác hạ sĩ quan thâm niên đến bên cạnh thì thào vào tai anh trung úy trẻ. Ta cứ nhằm vào đài chỉ huy mà ra tay trước. Nếu cứ phơi mình ra mà bắn yểm trợ lên đảo thì chết hết còn đâu mà yểm trợ bộ binh. Nhớ lại chuyện 34 năm trước, ông Ất kể rằng, chúng tôi cứ hướng vào đài chỉ huy của tàu địch. Ðịch di chuyển là các nòng súng 125 và 40 ly theo sát. Phía bên địch cũng quay súng hướng về chúng tôi như vậy. Giây phút nghẹt thở kéo dài. Lệnh từ soái hạm cho HQ 10 bắn trước. Nghe tiếng nổ là các tàu khai hỏa đồng loạt. HQ 16 hạ được một tàu địch và phía bên phân đội 2 của HQ4 và 5 bắn cháy một tàu. Ngay sau đó thì HQ 10 bị địch bắn xập đài chỉ huy. Trong hải chiến, mục tiêu chính là đài chỉ huy, nơi tập trung bộ phận lái tàu, hệ thống điện, truyền tin. Kế tiếp là dàn pháo của tàu địch. Phần còn lại nằm dưới mặt nươcÔ, phải tấn công bằng thủy lôi nhưng chiến hạm không được trang bị. Súng bắn qua lại như mưa. Trung úy Ất thấy rõ hai chiến hạm địch bốc cháy. Bên HQ 10 có lệnh bỏ tàu, tình thế rất bi thảm. Cùng lúc đó HQ 16 bị trúng thương nặng, lệnh bỏ tàu đã ban hành những sau đã kịp thu hồi và cố gắng xoay trở để rời khỏi chiến trường. Hai chiến hạm của phân đội 1 cũng đã trên đường triệt thoải khỏi vùng hải chiến. Hai chiến hạm địch còn lại cũng bị thương nặng nên không đủ sức truy kích. Nếu không chắc chắn HQ 16 không thể tiếp tục chiến đấu để tồn tại. Con tàu chỉ còn một máy, không có điện phải vận chuyển bằng tay, cố lết ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Rời khỏi trận địa khoảng 11 giờ sáng, đại úy Ất còn nhớ lúc 3 giờ chiều chưa ra khỏi chiến trường. Nhìn về phía sau thật xa vẫn còn thấy chiến hữu trên đảo vẫy tay gọi tàu vào đón. Con tàu không còn khả năng tự xoay trở nên đã đành đoạn bỏ lại đoàn viên tuyệt vọng mỗi lúc một xa dần. Sang ngày hôm sau toàn thể hạm đội Hải Nam của Trung Cộng mới ào ạt tiến đến và bắt tất cả các quân nhân của ta đem về lục địa. Sau đó trao trả tại Hồng Kông. Còn các chiến binh thả trôi trên bè cấp cứu đã nhơ ợợngọn gió Ðông thổi vào đất liền, trôi giạt cho đến khi tàu buôn và ghe chài vớt được trả về cho đơn vị.



Giấc mơ của Ðại úy Ất

Trung úy Ðoàn viết Ất với chiến công trên HQ 16 trong trận Hoàng Sa đã được đặc cách lên đại úy. Chính vì cấp bậc này, cộng thêm khả năng lái tàu Mỹ, ông được cộng sản gia tăng thêm 3 năm thành 6 năm cải tạo. Khi ra tù, lại nhờ khả năng lái chiến hạm nên bà con móc nối cho lái ghe vượt biên mới có cơ hội trở lại vịnh Cựu Kim Sơn quen biết từ năm 70.



Ba mươi tư năm sau, bác Ất quê Nam Ðịnh ngồi nhớ lại hình ảnh con tàu HQ 10 nằm trên biển san hô. Biết rằng bây giờ ta đánh thì không lại quân Tàu, những vật đổi sao rời, cũng có ngày nước Trung Hoa chia năm xẻ bảy. Việt nam hậu sinh lấy lại được Hoàng Sa sẽ trục con tàu anh hùng lên làm thành một đài kỷ niệm như người Mỹ đã làm ở Trần châu Cảng xứ Hạ Uy Di. Ai mà biết giấc mộng đó sẽ không phải là thực. Trong khi chờ đợi, đại úy Ðoàn viết Ất sẽ cùng đại úy hải quân Phạm bách Phi làm một sa bàn Hoàng Sa cho viện Bảo tàng để con cháu thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đến xem ông cha ta ngày xưa châu chấu đá voi ra làm sao.



Lệnh khai hỏa

Khi đặt bút viết bài này có tựa đề là Lệnh Khai Hỏa. Tác giả là một chiến binh lục quân chân đất, hoàn toàn không có kiến thức hải quân nên chỉ xin lạm bàn chút đỉnh. Lệnh khai hỏa thực sự bắt đầu từ đâu và vào lúc nào? Ðô đốc Kỳ Thoại viết trong chương sách về trận Hoàng Sa có ghi rằng đại tá Ngạc chỉ huy hạm đội xin ông lệnh khai hỏa. Qua máy truyền tin tiếng súng bắn tại Hoàng Sa, đại tá Ngạc mở lớn cho ông Thoại nghe thấy. Bút ký của sĩ quan truyền tin trên HQ 5 cũng ghi rõ đoạn này. Tài liệu bằng Anh ngữ của đại tá Ðỗ Kiểm thuộc bộ tư lệnh hải quân Sài Gòn lại ghi rằng đại tá Ngạc điện thoại về xin lệnh khai hỏa của đề đốc tư lệnh hải quân. Lúc đó tư lệnh đang trên đường bay ra Vùng I. Vì chuyện khẩn cấp nên đại tá Kiểm xin lệnh của đô đốc Diệp quang Thủy có mặt tại bộ tư lệnh Sài Gòn. Nhận lúc họp bạn với anh em hải quân để viết lại câu chuyện làm phim, chúng tôi có dịp nói chuyện thêm chi tiết với đô đốc Thủy. Bây giờ đại tá Hà văn Ngạc không còn nữa. Người viết chuyện tò mò muốn tìm hiểu đành phải suy nghĩ rằng trước khi nổ súng ông đã gọi bộ tư lệnh hải quân để xin phép trước. Qua đô đốc Diệp quang Thủy ông được lệnh Sài Gòn. Sau đó ông cẩn thận xin lệnh Ðà Nẵng qua đô đốc Hồ văn KỳThoại, và lệnh khai hỏa bắt đầu. Tuy nhiên dù lệnh ra sao thì cũng chỉ qua giấy tờ và máy truyền tin. Lệnh khai hỏa đích thực sau cùng trên chiến hạm bằng khẩu lệnh là của cấp úy như ông trung úy Ðoàn viết Ất. Lúc đó Trung úy Ất mới 24 tuổi, dân Nam Ðịnh. Ông là người tin vào những chuyện số mệnh linh thiêng huyền bí. Dù rằng lệnh xuống theo hệ thống quân giai từ tổng thống, tư lệnh hải quân, tư lệnh Vùng, chỉ huy hạm đội, hạm trưởng rồi mới đến tai ông. Nhưng theo tiếng gọi từ nơi xa thẳm thì cái lệnh khai hỏa đã bắt đầu từ vua nhà Trần. Bẩy trăm năm về trước Ðức Trần Nhân Tông đã ra lệnh bắn quân Tàu. Tư lệnh quân đội thời đó là Ðức Hưng Ðạo đại vương, Trần quốc Tuấn. Có phải ngẫu nhiên hay không, vua quan nhà Trần thời đó cũng là người quê ở Nam Ðịnh, chẳng khác gì ông tỵ nạn vô danh Ðoàn viết Ất ngày nay đang lưu lạc ở San Jose. Mỗi sáng vào sửa vài cái máy điện toán, bữa ăn trưa là lần cuối trong ngày. Chiều chiều ghé vào nhà con trai kèm bài cho cháu nội. Ông pháo thủ hải quân bỏ lại dàn đại bác từ hơn ba mươi năm trước ở cuối chân trời. Từ ngày đó đến nay chẳng bao giờ còn nghe thấy lệnh khai hỏa của các cấp chỉ huy.