Wednesday, April 28, 2010

NguoiVietBoston: Ngày 30 tháng 4 Đứng Lên Vì Việt Nam

Dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã phải không ngừng chiến đấu để bảo vệ
quyền tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử. Ở đó, mỗi ngọn núi, mỗi
con sông đã mang đầy chứng tích của những cuộc chiến tranh tự vệ khốc
liệt. Tổ tiên chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu chịu đựng gian nan
trong suốt nhiều thế kỷ, sáng xuống biển tìm ngọc trai, chiều lên non
tìm ngà voi châu báu.

Nhưng từ những chịu đựng, từ những máu xương và nước mắt, tinh thần
độc lập, tự chủ đã được khai sinh và lớn lên cùng chiều dài lịch sử.
Nếu không nhờ tinh thần độc lập tự chủ đó, ngày nay Việt Nam không
phải là nước Việt Nam mà là tỉnh Việt Nam, như tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây hay đã chịu chung số phận của Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng.

Với một lãnh hải dài hơn ba ngàn cây số, với một nguồn dự trữ tài
nguyên thiên thiên phong phú, Việt Nam luôn là miếng mồi ngon cho tham
vọng bành trướng của ngoại bang. Họa bắc phương chưa qua, giặt tây
phương đã đến. Trong suốt gần một thế kỷ trong bóng tối thực dân, hàng
vạn đồng bào thuộc nhiều thế hệ Việt Nam đã bị bắt, tra tấn và hy
sinh. Ngoài một Nguyễn An Ninh để lại thịt xương, một Trần Cao Vân,
một Phan Chu Trinh để lại những bài thơ viết bằng máu và mồ hôi trong
những ngày đập đá Côn Luân, còn có hàng ngàn, hàng vạn đồng bào đã
chết trong âm thầm, không để lại họ tên.

Sau khi vừa thoát ra khỏi ách thực dân. Những ngày tháng thanh bình
trên quê hương không được bao lâu, tiếng súng lại nổ vang. Bộ chính
trị đảng Lao Động Viêt Nam, tên đối ngoại của đảng Cộng Sản Việt Nam,
quyết định Cộng Sản hóa miền Nam bằng vũ lực. Từng đoàn thanh niên
miền Bắc lại phải từ giã mái trường, từ giã gia đình thân thuộc, băng
rừng vượt suối vào Nam để hoàn thành giấc mơ nhuộm đỏ toàn cõi Việt
Nam của Hồ Chí Minh và quốc tế Cộng Sản. Chim rừng Trường Sơn bặt
tiếng hót. Màu hỏa châu thay thế ánh trăng vàng. Tiếng đại bác đêm đêm
đã thay cho tiếng ru ngọt ngào của mẹ. Những chiếc bánh vẻ độc lập, tự
do, hạnh phúc lần nữa được trưng bày giữa căn nhà đổ nát và nghèo đói
Việt Nam.

Trong suốt 20 năm từ sau 1954, quân dân miền Nam, không có một con
đường nào khác hơn là phải chiến đấu để bảo vệ quyền được sống trong
một xã hội họ đã chọn lựa, quyền được nói những điều họ nghĩ, quyền
được sống nơi họ muốn sống, quyền đi nhà thờ, đi chùa họ chọn, quyền
được hát bài hát họ thích. Quân dân miền Nam không chỉ phải bảo vệ
miền Nam mà còn phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn để gìn
giữ vùng trời và vùng biển Việt Nam. Hạt cát Hoàng Sa vẫn còn đỏ màu
máu của Ngụy Văn Thà và hàng trăm chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa
đã anh dũng hy sinh.

Việt Nam Cộng Hòa có một quân lực hùng hậu, tinh nhuệ nhất Đông Nam Á
được chứng minh qua những chiến tích lẫy lừng trong việc bảo vệ An
Lộc, tái chiếm Cổ Thành, trấn giữ Bồng Sơn, Thường Đức v.v…Vâng, nhưng
một đạo quân, dù tinh nhuệ bao nhiêu, các tướng lãnh dù tài ba thao
lược bao nhiêu, trong một cuộc chiến chỉ nhằm mục đích tự vệ và kéo
dài quá lâu, cũng không thể thắng một đạo quân xâm lược, cuồng tín và
không từ chối bất cứ một phương tiện gì để đạt được mục đích thôn tính
miền Nam.

Tháng tư đen 1975 đã đến.

Đối với người Việt Tự Do, ngày 30 tháng 4 mang nhiều ý nghĩa. Trên
bình diện lịch sử ngày 30 tháng 4 là một ngày đen. Ngày những chiếc
tăng T54 do Liên-Xô chế tạo nghiền nát đường phố Sài Gòn thân yêu rợp
bóng me xanh. Ngày những chiếc trực thăng cất cánh từ sân thượng của
những cao ốc. Ngày có những tiếng loa phóng thanh ra lịnh các cấp
chính quyền miền Nam tập trung, trình diện vang lên trên đường phố.
Ngày những Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn,
Nguyễn Văn Long và bao nhiêu người con yêu khác của mẹ Việt Nam đã dò
theo bước chân của Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản,
Nguyễn Tri Phương mà lần lượt ra đi.

Và cũng bắt đầu từ đó. Từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu,
Cam Ranh, Nha Trang sau những ngày tháng Tư, mùa bão lửa, năm 1975.
Những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Đói
khát. Lo âu. Những địa danh xa lạ bỗng trở thành thân thiết, Camp
Pendleton, Leamsing, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, White
Head, Panat Nikhom, Galang. Ngửa tay cầm chén gạo tình người. Thank
you, merci, danke, gracias. Tuổi hai mươi, ba mươi, và ngay cả năm
mươi, bảy mươi mới bắt đầu tập nói. Những câu tiếng Anh bập bẹ, những
dòng chữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha ngập ngừng.

Nhưng từ vực sâu của đau thương chịu đựng đó, dân tộc Việt Nam đã thức
tỉnh và nhận diện ra kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam không phải là
Pháp hay Mỹ, mà chính là giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, những
kẻ chỉ vì tham vọng quyền lực và quyền lợi đã manh tâm bán đứng dân
tộc, làm tôi mọi cho ngoại bang, rước voi về giày lên mảnh giang sơn
gấm vóc Việt Nam mà tổ tiên chúng ta bao đời gìn giữ.

Những que diêm độc lập tự do dân chủ thật sự đã được thắp lên. Thắp
lên ở nhà thờ Vinh Sơn, thắp lên trong nhà giam Phan Đăng Lưu, thắp
lên ở các trại tù Hàm Tân, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Thanh
Phong, Thanh Hóa, An Điềm.

Tại miền Bắc, những tướng lãnh, những cán bộ cao cấp một thời là trụ
cột trong triều đình Cộng Sản như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân
Bách, những cán bộ lãnh đạo của phong trào Cộng Sản miền Nam như
Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Nguyễn Văn Trấn, dù trễ còn hơn không, đã gióng
lên tiếng nói trước thảm họa đen tối mà dân tộc Việt Nam đang bị chìm
sâu.

Tại miền Nam, các lãnh đạo Phật Giáo, Công Giáo, Hòa Hảo như Đại lão
Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đức Giám Mục Nguyễn Kim Điền, Hòa Thượng
Thích Quảng Độ, cụ Lê Quang Liêm v.v.. đã công khai phản đối nhà cầm
quyền Cộng Sản vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Các phong trào
cách mạng dân tộc nhân bản, bằng nhiều hình thức khác nhau, võ trang
và không võ trang, ôn hòa và cứng rắn, đã bùng nỗ tại nhiều nơi.

Các cấp lãnh đạo trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, tuy đã bị tước
đoạt vũ khí, bị đày ải trong các trại tập trung khắp ba miền đất nước
nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu dưới hình thức khác. Ngoại trừ một số rất
nhỏ bị khuất phục, đại đa số, vẫn giữ được nhân cách, khí tiết và niềm
tin vào chính nghĩa tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam. Họ bước ra
khỏi cổng trại tù không phải như những người sống sót mà là những
người chiến thắng.

Tức khắc sau khi được nhận định cư tại Mỹ qua chương trình HO, dù thể
lực đã cạn dần sau nhiều năm bị đầy đọa, những người lính Việt Nam
Cộng Hòa đã cùng với đồng bào đến trước, tiếp tục đấu tranh vì lý
tưởng tự do dân chủ mà bao nhiêu đồng đội của họ đã đổ máu để giữ gìn.
Mặt trận mới không diễn ra bằng súng đạn nhưng bằng sự tiếng nói, bằng
thái độ. Mặt trận mới không diễn ra ở Dakto, Bình Long, Quảng Trị hay
Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Thanh Phong, Thanh Hóa, Hàm Tân, Tiên Lãnh,
Suối Máu, An Điềm… mà bằng các phượng tiện truyền thông dân chủ.

Ba mươi lăm năm. Thời gian trôi trên giòng sông đời bất tận. Những mái
tóc xanh nay đã bạc, những khổ đau chồng chất đã vơi đi, nhưng ý thức
dân tộc, khát vọng dân chủ tự do không già đi, không yếu đi theo tuổi
tác mà mỗi ngày đã mạnh hơn, mỗi ngày có thêm nhiều chất liệu trẻ
trung và hy vọng hơn.

Các thế hệ trẻ Việt Nam trong cũng như ngoài nước đã đứng lên đáp lời
sông núi, tiếp tục hành trình của thế hệ cha anh. Hình thức đấu tranh
của thời đại hôm nay có thể khác với hình thức của 35 năm trước,
phương pháp đấu tranh có thể khác với phương pháp của 35 năm trước, vũ
khí đấu tranh có thể cũng khác với vũ khí của 35 năm trước, nhưng mục
đích cuối cùng: tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng cho dân tộc
Việt Nam vẫn không thay đổi.

Việc bỏ tù hàng loạt các trí thức trẻ như luật sư Lê Thị Công Nhân,
luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Lê Chí Quang,
bác sĩ Phạm Hồng Sơn v.v và mới đây như luật sư Lê Công Định, kỹ sư
Trần Huỳnh Duy Thức, kỹ sư Nguyễn Tiến Trung v.v.. chỉ chứng tỏ sự
tuyệt vọng của nhà cầm quyền Cộng Sản, và như chúng ta đang thấy trong
những tuần qua, càng bắt bớ, càng bỏ tù, ngọn lửa yêu nước trong tuổi
trẻ càng bùng cháy cao hơn.

Cuộc vận động dân chủ ngày nay không phải là môi trường chỉ dành riêng
cho những người ly khai khỏi mọi ràng buộc, dâng hiến trọn vẹn cuộc
đời cho lý tưởng tự do dân tộc như cha ông chúng ta đã làm ngày trước
mà diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi ngành nghề và mọi người đều có thể
tham gia.

Cuộc tranh đấu ngày nay không bắt đầu từ những trận đánh lớn ngoài mặt
trận như trong thời chiến mà bắt đầu từ công việc nhỏ của mỗi chúng ta
đang làm; không bắt đầu từ cấp cao xuống cấp thấp, từ trung ương đến
địa phương mà bắt đầu từ trong hoàn cảnh của mỗi người, mỗi gia đình,
thôn xóm, trường học, quận huyện, thành phố và tiến dần đến phạm vi
toàn xã hội.

Mỗi người Việt Nam yêu nước, trong hay ngoài nước, vận dụng mọi điều
kiện thuận lợi của mình, chủ động tạo nên một mặt trận riêng nhưng
nhằm theo đuổi mục tiêu chung là cô lập, bào mòn, tẩy chay và cuối
cùng loại bỏ cơ chế chính trị độc tài, độc đảng, mở đường cho công
cuộc phục hưng toàn diện Việt Nam, giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ
tay Trung Cộng.

Vũ khi mạnh nhất của thời đại hôm nay là Đoàn Kết Dân Tộc. Với sức
mạnh Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta mới có khả năng bảo vệ được chủ quyền
và lãnh thổ Việt Nam. Bằng sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có
khả năng vượt lên những hệ lụy quá khứ để hướng vào tương lai tươi
sáng cho đời đời con cháu mai sau. Bằng sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc
chúng ta mới có khả năng phục hồi sự kính trọng Việt Nam trong lân
quốc cũng như trong bang giao quốc tế.

Dân tộc Việt Nam vẫn là một Việt Nam độc lập sau một ngàn năm bắc
thuộc. Dân tộc Việt Nam vẫn là một Việt Nam tự do sau một trăm năm
dưới ách thực dân, dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Cộng Sản độc tài.
Ngọn lửa vô thần đã tàn lụi trên phần lớn trái đất và sẽ tàn lụi tại
Việt Nam.

Ba mươi lăm năm là một quảng đường dài. Chúng ta đã hơn một lần trể
hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội nào
khác. Cơ hội vẫn còn đó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi
chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất
nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và
khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vỡ, còn biết nhận ra
nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống
khổ Việt Nam.

NguoiVietBoston
http://nguoivietboston.com/?p=24012

Monday, April 26, 2010

Hãy tỉnh thức

Dù rất buồn về việc bổ nhiệm Tổng Giám Mục Phó TGP Hà Nội bị tiết lộ
trước ngày Toà Thánh chính thức công bố, tôi không ủng hộ việc hô hào
ký tên xin Toà Thánh giữ đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Tại
sao?

Thứ nhất: Đức TGM Giuse vẫn đang là giám mục chánh toà của Tổng Giáo
Phận Hà Nội.

Thứ hai: Toà Thánh bổ nhiệm TGM Phó (Coadjutor Archbishop) chứ không
cử đức cha Nhơn làm giám quản tông toà (apostolic administrator). Khi
Toà Thánh cử vị giám quản tông toà đến một địa phận, ngài có năng
quyền của một giám mục chánh toà tại địa phận cụ thể như bổ nhiệm linh
mục trong giáo xứ. Đức TGM Phêrô dù lớn tuổi hơn, thâm niên hơn là bậc
đàn anh của TGM Giuse, trong cương vị TGP Phó, ngài sẽ làm việc theo ý
TGM Giuse trong việc cai quản địa phận.

Thứ ba: Việc Tổng Giáo Phận Hà Nội có thêm Tổng Giám Mục Phó thật ra
cũng bình thường nếu nhà cầm quyền và bọn giáo gian đừng xía vào.
Trước đó, trong thời cấm cách, Hà Nội đã có hai vị Tổng Giám Mục cùng
lúc. Thời đức cha Khuê, đức cha Căn làm TGM Phó (với quyền kế vị) suốt
15 năm từ 1963 đến 1978. Khi Đức Hồng Y Khuê chết 27 tháng 11 năm
1978, đức cha Căn mới lên thế .

Ở Huế, đức cha Nguyễn Như Thể từng làm Tổng Giám Mục Phó (với quyền kế
vị) cho đức TGM Nguyễn Kim Điền suốt 8 năm từ 1975 tới 1983. Và khi
đức cha Điền chết, nhà cầm quyền cản trở việc bổ nhiệm TGM chánh tòa
cho Tổng Giáo Phận Huế suốt 10 năm.

Ờ Sài Gòn, đức cha Thuận làm Tổng Giám Mục Phó cho đức Tổng Bình suốt
từ 1975 tới 1994 trong... nhà tù.

Tôi cũng nghĩ như Đức Cha Giuse: "Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương
kim Chủ tịch HĐGMVN là bậc đáng kính hoàn toàn xứng đáng nhiệm vụ Tổng
giám mục". Đức Tổng nói rất đúng và hoàn toàn đúng sự thực. Và vì vậy,
tôi sẽ không ủng hộ việc ký thỉnh nguyện thư của Toà Thánh.

Chúng ta hãy tỉnh thức trước âm mưu chia rẻ cộng đồng Dân Chúa của các
thế lực đen tối trong và ngoài Giáo Hội.

"Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến."

Friday, April 23, 2010

Lại một tin buồn trong tháng Tư Đen

Mỗi lần thấy Tòa Thánh loan báo bổ nhiệm Giám Mục mới cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, tôi thật vui mừng. Mừng vì những ngai tòa trống ngôi có ngưòi điền thế để trong coi đàn chiên của Chúa. Sáng nay, 22 tháng Tư, bản tin Vatican Information System đem đến cho tui nổi thất vọng tột cùng. Cuối cùng tin đồn thành sự thật: Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn về Hà Nội làm TGM Phó với quyền kế vị. 35 năm trước Dương Văn Minh đầu hàng VC. Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo nhượng bộ Satan. Buồn quá!
 
Quote:
Il Santo Padre ha nominato Arcivescovo Coadiutore dell'arcidiocesi di Hà Nôi (Viêt Nam) S.E. Mons. Pierre Nguyên Văn Nhon, finora Vescovo di Đà Lat e Presidente della Conferenza Episcopale del Viêt Nam.
 
Nguồn: http://212.77.1.245/news_services/bu...lang=en#NOMINA DELL'ARCIVESCOVO COADIUTORE DI HÀ NÔI (VIÊT NAM)
 
Quote:
VATICAN CITY, 22 APR 2010 (VIS) - The Holy Father:
 
- Appointed Bishop Pierre Nguyen Van Nhon of Da Lat, president of the Episcopal Conference of Vietnam as coadjutor archbishop of Hanoi (area 7,000, population 5,399,400, Catholics 334,788, priests 91, religious 322), Vietnam. The archbishop-elect was born in Da Lat in 1938, he was ordained a priest in 1967 and consecrated a bishop in 1991.
 
VIS 20100422 (110)
 
Công tâm mà nói, Đức Giám Mục Đà Lạt, Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, nhìn hình ảnh thấy đạo đức thánh thiện. Ngài rất xứng đáng để về Hà Nội đãm nhận vai trò Tổng Giám Mục Phó. Nhưng, nếu Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục VN, chịu áp lực của nhà căm quyền để từng bước đưa Đức Tổng Kiệt ra khỏi Tổng Giáo Phận Hà Nội để đánh đổi cho lời hứa của nhà cằm quyền về chuyến viếng thăm của ĐGH, về việc trả lại các cơ sở vật chất, thật là điều xấu hổ. Ba mưoi hai năm trưóc, nếu tôi nghe lời ngưòi ta bỏ trống không viết ba chử THIÊN CHÚA GIÁO vào lý lịch, chịu khó linh động uyển chuyển và đừng dại dột đem mạng sống mình đánh đổi hai chử TỤ DO, có thể tôi bây giờ đã là "ông" này "quan" kia như chúng bạn ở quê nhà.
 
Câu hỏi đặt ra kế tiếp: Khi nào Đức Tổng Kiệt ra đi? và đi đâu? 
 
Xin Chúa Thánh Thần soi sáng và gìn giữ các đấng bậc trong Hội Thánh.
 
Phần tôi, từ nay trở đi, tôi sẽ làm theo lời Chúa dạy "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết" và "đồng tiền bà goá" này sẽ không còn bỏ vào hòm tiền của giáo hội địa phương này cũng như ỏ VN. 

Wednesday, April 07, 2010

VINH DANH NHỮNG VÌ SAO ĐẤT NƯỚC


Tháng Tư về khơi mối hận thiên thu
Mây tang phủ lên bầu trời Quốc Tổ
Nhớ bao anh hùng thơm danh muôn thuở
NAM, PHÚ, VỸ, HƯNG, HAI, CẨN...tên Người !

Trước cọc bắn vẫn đanh thép ý lời:
"Muốn nhìn sông núi trước giờ gục chết !"
Lẫm liệt oai phong một trang hào kiệt
Cọp ba đầu rằn HỒ NGỌC CẨN lưu danh !

Tướng Biệt Động Quân liêm khiết, đa năng
Huấn luyện, tham mưu, chiến trận bao năm
Tên TRẦN VĂN HAI sử vàng ghi đậm
Vận nước suy tàn - tiết tháo hy sinh !

Xin nghiêng mình chào NGUYỄN KHOA NAM hùng anh
Hổ Tướng miền Tây theo thành tự sát
Loạt đạn nổ vang thay lời thề "Sát Đát !"
Rừng núi chuyển rung bạt vía giặc thù !

Bình Long, An Lộc - song Lê anh hùng
Gương tử thủ nêu cao, nức lòng quân sĩ
NGUYÊN VỸ, VĂN HƯNG lừng danh thế kỷ
Bia khắc danh đề - thanh sử muôn thu !

Tiếc thương PHẠM VĂN PHÚ Kontum, Pleiku
Vị danh tướng của bao thời trận mạc
Khí hùng anh nào để lọt vào tay giặc ?
Kết liễu đời mình - độc dược quyên sinh !

Hồn thiêng sông núi tiếp dẫn hương linh
Quý danh tướng và bao anh hùng dân tộc
Tháng Tư đại tang triệu hồn bật khóc
Thắp nén nhang lòng tưởng niệm anh linh !

Phạm Hoài Việt

English version translated by Thanh Thanh :
GLORIFYING OUR BRILLIANT NATIONAL STAR

Black April arouses our infinite resentment.
Our Country has been mourning since the endgame.
But it revives our memories of our immortal heroes...
Nam, Phu, Vy, Hung, Hai, Can - What fame !

At the execution stake, he kept his words firm:
"I want to behold my Motherland before departing Her !"
He refused the blindfold, the three-headed striped Tiger.
Ho Ngoc Can's eminent glory, nothing can ever blur.

As Ranger Commander, Training Chief, Staff Officer,
Then Combat Leader, Tran Van Hai evaded shame.
He chose death since the Great Cause had declined.
But for his intergrity and valor History retains his name.

Let us bow farewell to gallant Nguyen Khoa Nam.
The Lion of the West killed himself as his bulwark fell.
The fired shots resounded in place of warrior' oath
Shaking the ground, frightening the foes as well.

Binh-Long and An-Loc, the two LE family Victors,
Set for their men encouraging examples of resistance.
Nguyen Vy, Van Hung, the renowned of the century,
Had their sagas noted for their monumental existence.

How we regret Pham Van Phu of Kontum, Pleiku..
Strong minded through so many impossible missions
Not to let himself get captured again by the brigands;
He took a dose of poison to voice his steady position.

May the Sacred Spirit of our Homeland welcome
These and other heroes' noble souls to the Holy Hall.
Let us by the millions in Black April, in deep mourning,
Light our heart's incense to commemorate them all.

French version translated by Quyên Tâm:
GLOIRE AUX BRILLANTES E'TOILES DE LA NATION

L'arrive'e du mois d'Avril ressuscite toujours les frustrations infinies.
Les nuages de deuil, recouvrant entie`rement la Patrie
Ravivent les souvenirs des he'ros qui me'ritaient l'immortalite':
Nam, Phu, Vy, Hung, Hai, Can... et la liste est loin d'e^tre finie!

Devant le poteau d'exe'cution, it garde les paroles dignes et dures:
"Je veux regarder le pays en face avant de mourir!"
Refusant le bandage des yeux, attitude digne d'un he'ros,
Ho Ngoc Can, Tigre a` Trois Te^tes Ze'bre'es, laisse son nom glorieux a` la
poste'rite'!

Ge'ne'ral de commandos, inte`gre et polyvalent,
Que ce soit en instruction, en campagne, ou a` l'e'tat major,
Le Ge'ne'ral Nguyen Van Hai est inscrit dans les pages d'or de l'histoire.
Quand le pays est inde'fendable, il s'est donne' la mort.

Inclinons-nous devant le Ge'ne'ral Nguyen Khoa Nam,
"Tigre de la re'gion de l'ouest, la de'fend au prix de sa vie.
Le cre'pitement des armes, remplac,ant le serment d'honneur de soldat,
Fait trembler la montagne, la fore^t et les ennemis.

La de'fense victorieuse de Binh Long et d'An Loc,
Assume'e par les Ge'ne'raux Le Van Hung et Nguyen Vy,
Apporte beaucoup de'concouragement aux soldats combattants,
Marque a` jamais l'histoire he'roique du pays!

Le tre`s regrette' Ge'ne'ral Pham Van Phu de'fendant efficacement
Kontum et Pleiku devant l'ennemi en surnombre,
Quand l'ordre d'e'vacuation est tombe' d'en haut,
Pre'fe`re se donner la mort en absorbant du poison!

Que les nobles a^mes des ge'ne'raux de valeur et les he'ros du peuple
S'installent dans la maison sacre'e de la nation
Quand le mois d'Avril endeuille' arrive,
De tout coeur, allumons quelques baguettes d'encens pour les ve'ne'rer.