Tui ghét cay, ghét đắng cái lão đầu hói này nhưng ít ra, tôi thấy lão ấy nói đúng. Không biết ông ta có chôm chỉa câu nói này của người khác không. Ngày tui học xong đại học cũng là ngày tui thầm hứa không trở lại trường :) Coi như việc học tạm xong. Ai ngờ, mình còn phải học nửa. Kinh doanh: học. Đi làm công cho công ty khác: học. Kỷ thuật mỗi ngày một khác: học. Học làm người, học cách sống. Lang thang trên mạng, cũng là một cách học. Học để hiểu người khác, để hiểu chính mình, để sống, để tồn tại.
Ở tuổi trung niên này, tóc bắt đầu bạc, da sắp nhăn, cái bụng phình ra, ra vô văn phòng bác sĩ thường xuyên hơn, xách cặp trở lại trường là vấn đề. Vấn đề thứ nhất, học trước quên sau. Vấn đề thứ hai, tiền. Tiền đâu để đóng học phí. Một năm học cũng vài chục ngàn. Có nơi dù có cho học bổng toàn phần, tui cũngkhông dám nhận. Nhận rồi lấy tiền đâu để sống. Tiền đâu để duy trì cái lifestyle mình đang có. Thôi, tiền đó để cho con nó học. Vấn đề thứ ba, thì giờ. Thì giờ đâu cho công việc. Thì giờ đâu cho gia đình. Thì giờ đâu cho trường học. Nhưng mà muốn đổi nghề, muốn bon chen, phải cố gắng thôi. Tháng trước đi thi, thấy mình đâu có lẻ loi. Nhiều người cũng như mình. Nhìn họ, mình biết họ đã một cuộc sống ổn định, có sự nghiệp.
Mấy ngày nay, đi làm về là nôn nóng xem coi có thư không? Ngóng cái thư từ tiểu bang gửi về cho biết mình có đậu hay không. Ngóng để xem mình có may mắn ngáp phải ruồi hay không. Chứ kết quả, mình cũng đoán được là 90% là rớt. Những ngày luyện thi, kết quả không khả quan lắm. Kỳ thi của tiểu bang cho ngành này thuộc loại khó nhất nước, trằn ăn trăn quấn. Sáng thi viết, chiều thi khoanh. Lệnh mở đề thi ban ra là cắm đầu viết viết, khoanh khoanh. Chạy đua với thời gian. Cóc dám ngó nguợc, liếc xuôi. Cô bé tóc vàng ngồi bên cạnh, có cho xem, cũng không dám. Phao phiếc gì ở đây. Rớt đành chịu. Thua keo này, bày keo khác. Gian lận, coi như xong. Hết đường binh. Khỏi thi cử. Khỏi bước vào nghề này.
(Ảnh minh họa mượn từ blog Lời Quê)
Hy vọng, ngáp phải ruồi, để khỏi tốn 600 cho kỳ thi tới :)
Wednesday, July 29, 2009
Tưởng Bở
Cuối tuần, bà xã nói tui rằng có cái chương trình mua xe mới được chính phủ cho tiền. Nghe hấp dẫn quá. Thế là Google. Vô cái web site http://www.cars.gov của chính phủ để tìm hiểu cái chương trình Car Allowance Rebate System (CARS) hay gọi nôm na là Cash For Clunkers ra làm sao. À đổi xe củ lấy xe mới được chính phủ cho từ 3,500 đến 4,500 đô. Cái SUV 8 máy của mình hội đủ điều kiện, còn chạy được, chưa quá 25 tuổi, không bị cầm cố và có bảo hiểm liên tục một năm. Mọi chuyện buôn bán, thủ tục phải thực hiện tại dealer xe, không qua internet. Nhẩm tính với 4 ngàn rưởi của chính phủ cộng thêm tiền dealer tradein khoảng chừng 12, 13 ngàn nửa là cậu con có cái xe. Mình không phải bù thêm nhiều tiền. Trước có hứa với nó là vô đại học là bố cho một cái xế hộp mới.
Trong bụng thầm cám ơn đảng (Dân Chủ) và nhà nước (Obama). Đời đời ghi ơn chủ tịch, í quên tổng thống, Obama vĩ đại :)
Nhầm to. Sau khi đọc kỷ lại và ra ngoài dealer xe để kiểm chứng. Cái SUV uống xăng như uống bia của mình chỉ có 4 ngàn rưởi từ chính phủ. Chính phủ mua lại để đập bỏ làm phế liệu (scrap). Còn dealer mua lại (trade in) để bán, họ trả theo giá blue blook khoảng chục ngàn. Nếu bán được chục ngàn, giử lại để đi cho rồi.
Thằng bé nhà tui nói:
- Để con kêu thằng bạn cho con cái xe củ của nó rồi con mang trade in
- Xe còn chạy được không?
- Dạ, không.
- Vậy thì quên... đi. Chính phủ không mua.
Thôi thì có còn hơn không.
Monday, July 27, 2009
Blog ở Facebook
Facebook không chỉ là một mạng xã hội để giao thiệp, trò chuyện, chia sẻ hình ảnh, video nhưng bạn có thể viết blog ở đó, nếu muốn. Ứng dụng Note ở Facebook chính là blog ở Yahoo 360, Blogspot, Multiply, Wordpress. Lúc trước, có lúc tôi viết bài riêng để ở Facebook. Lúc khác, cắt và dán bài của mình từ Blogspot về. Cách này hơi bất tiện. Có nhiều người ở Facebook dùng ứng dụng của Xa Lộ để nhập blog của họ từ Yahoo 360 hay Yahoo 360 Plus về. Phải công nhận Xa Lộ cũng hay khi tạo ra một ứng dụng khá hửu ích như vậy. Tôi cũng thích nhưng trước khi gắn phần ứng dụng (application) từ thành phần thứ ba (third party) vào Facebook, đọc cái này cũng hơi chùn tay:
Thứ nhất, về vấn đề an ninh bảo mật, sự riêng tư. Với tôi, mấy ứng dụng của Facebook như mấy cái quiz, tôi thường "sạo", không bao giờ thành thật trả lời mấy cái quiz :). Cho nên, cái ứng dụng nhập blog của Xa Lộ không ngoại lệ. Với những ai viết blog hơi "nhạy cảm", nên cẩn thận. Thứ hai, Facebook có sẳn ứng dụng của họ rồi. Mình dùng luôn. Việc gì phải gắn lung tung hết ứng dụng này đến ứng dụng kia từ các nguồn khác nhau. Tôi kỵ nhất gắn quá nhiều nhu liệu vào máy điện toán của mình. Nó sẽ làm cho máy điện toán của mình chạy chậm lại. Thứ hai, phần ứng dụng này làm phần ứng dụng kia hư hỏng.
Những hình dưới đây sẽ minh họa tôi dùng phần Note của Facebook như thế nào:
Muốn nhập blog từ nơi khác về, bấm đường dẩn (URL) 'Edit Import Setting' ở góc bên tay phải.
Bạn có thể xem thêm bài viết này và video để biết thêm:
Thứ nhất, về vấn đề an ninh bảo mật, sự riêng tư. Với tôi, mấy ứng dụng của Facebook như mấy cái quiz, tôi thường "sạo", không bao giờ thành thật trả lời mấy cái quiz :). Cho nên, cái ứng dụng nhập blog của Xa Lộ không ngoại lệ. Với những ai viết blog hơi "nhạy cảm", nên cẩn thận. Thứ hai, Facebook có sẳn ứng dụng của họ rồi. Mình dùng luôn. Việc gì phải gắn lung tung hết ứng dụng này đến ứng dụng kia từ các nguồn khác nhau. Tôi kỵ nhất gắn quá nhiều nhu liệu vào máy điện toán của mình. Nó sẽ làm cho máy điện toán của mình chạy chậm lại. Thứ hai, phần ứng dụng này làm phần ứng dụng kia hư hỏng.
Những hình dưới đây sẽ minh họa tôi dùng phần Note của Facebook như thế nào:
Muốn nhập blog từ nơi khác về, bấm đường dẩn (URL) 'Edit Import Setting' ở góc bên tay phải.
Bạn có thể xem thêm bài viết này và video để biết thêm:
Friday, July 24, 2009
Tổng Thống Obama
Lần đầu tiên, hình như là như vậy, tui gọi Obama là tổng thống, kể từ ngày anh ta tuyên thệ nhậm chức :) Thế là tui change đấy nhé. Tuy tui không chọn Obama là tổng thống của tui. Nhưng, tui tôn trọng lá phiếu của đa số, của các công dân Hoa Kỳ khác trong đó có những bạn trên NET của tui, của con tui. Obama là người đứng đầu chính quyền, là đại diện của nước tui trong bốn năm, là tổng thống của tui. Con tui, nó sợ tui chửi hay buồn nên nó dấu. Nó không dám nói nó bỏ phiếu chọn Obama. Hahaha. Mình biết nhưng cứ lờ đi. Ngay cả cái áo thun của nó có hình Obama, thật ra tui rất muốn liệng vào thùng rác.
Không thích Obama nhưng tui thường dùng Obama là một điển hình để khuyến khích con em tui chăm chỉ học hành. Obama là một điển hình về một cái đẹp của nước Mỹ. Cơ hội cho những ai muốn tiến lên.
Từ ngày Obama lên làm tổng thống Hoa Kỳ, cái hộp điều khiển TV từ xa (remote control) nhà tui, thay hoài. Đúng là đồ Made in China. Tui bấm nút đổi đài liên tục mỗi khi thấy khuôn mặt của Obama trên màn ảnh nhỏ. Hôm qua mấy bạn ảo trên blog, trong "phố rùm" í ới báo cho nhau xem buổi họp báo của tổng thống Obama về chương trình cải tổ y tế. Tui thà xem Dark Blue và Mad Money của Jim Cramer còn hơn là nghe Obama nói dóc :D Tui không tin một người không có thành tích gì về mặt kinh doanh hay lảnh đạo về hành chánh sự nghiệp như Obama có thể làm được điều gì. Ở đời, nhiều khi, hay không bằng hên.
Nói dzậy, chứ vấn đề quan trọng, dính dáng đến quyền lợi của mình, mình đâu dám bỏ lơ :D Việc nước, việc nhà đâu thể bán cái cho người khác. Sáng nay, vô "phố rùm" HN, nghe anh chị em bàn luận về buổi nói chuyện của tông tông teleprompter, vui thì thôi. Đọc lướt bản tin tóm tắt trước khi đi làm: Obama ủng hộ kế hoạch đánh thêm thuế trên những người làm trên một triệu đô để có kinh phí cho chương trình bảo hiểm y tế.
Ừ, đánh thuế chết bỏ tầng lớp giàu có này đi. Nhất là đám ở Hollywood, New York,... Đừng có đụng đến đám tạch tạch xè chúng tôi. Nhưng mà nói dzậy có phải dzậy không? Hay là mấy cha nụi lại vẽ thêm một mớ luật để giúp đám tư bản né thuế và dân đen chúng tôi phải è cổ gánh.
Giờ tui phải đi cầy, nuôi thân, kiếm chút đỉnh để về hưu, rảnh rảnh sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề thời sự này. Trông vào chính phủ, chỉ có nước ngáp gió :D
Không thích Obama nhưng tui thường dùng Obama là một điển hình để khuyến khích con em tui chăm chỉ học hành. Obama là một điển hình về một cái đẹp của nước Mỹ. Cơ hội cho những ai muốn tiến lên.
Từ ngày Obama lên làm tổng thống Hoa Kỳ, cái hộp điều khiển TV từ xa (remote control) nhà tui, thay hoài. Đúng là đồ Made in China. Tui bấm nút đổi đài liên tục mỗi khi thấy khuôn mặt của Obama trên màn ảnh nhỏ. Hôm qua mấy bạn ảo trên blog, trong "phố rùm" í ới báo cho nhau xem buổi họp báo của tổng thống Obama về chương trình cải tổ y tế. Tui thà xem Dark Blue và Mad Money của Jim Cramer còn hơn là nghe Obama nói dóc :D Tui không tin một người không có thành tích gì về mặt kinh doanh hay lảnh đạo về hành chánh sự nghiệp như Obama có thể làm được điều gì. Ở đời, nhiều khi, hay không bằng hên.
Nói dzậy, chứ vấn đề quan trọng, dính dáng đến quyền lợi của mình, mình đâu dám bỏ lơ :D Việc nước, việc nhà đâu thể bán cái cho người khác. Sáng nay, vô "phố rùm" HN, nghe anh chị em bàn luận về buổi nói chuyện của tông tông teleprompter, vui thì thôi. Đọc lướt bản tin tóm tắt trước khi đi làm: Obama ủng hộ kế hoạch đánh thêm thuế trên những người làm trên một triệu đô để có kinh phí cho chương trình bảo hiểm y tế.
Ừ, đánh thuế chết bỏ tầng lớp giàu có này đi. Nhất là đám ở Hollywood, New York,... Đừng có đụng đến đám tạch tạch xè chúng tôi. Nhưng mà nói dzậy có phải dzậy không? Hay là mấy cha nụi lại vẽ thêm một mớ luật để giúp đám tư bản né thuế và dân đen chúng tôi phải è cổ gánh.
Giờ tui phải đi cầy, nuôi thân, kiếm chút đỉnh để về hưu, rảnh rảnh sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề thời sự này. Trông vào chính phủ, chỉ có nước ngáp gió :D
Tuesday, July 21, 2009
55 Năm Chia Cắt
21 tháng 7 năm 1954 - 21 tháng 7 năm 2009: 55 năm trước đất nước bị chia cắt bởi ngoại bang thành hai miền, hai chế độ chính trị khác nhau, hai ý thức hệ. Hôm nay, đất nước thống nhất, nhưng lòng người vẫn ly tán. Tại sao?
55 năm, Nam Hàn và Bắc Hàn vẫn còn chia cắt về lãnh thổ nhưng họ có thể đứng chung một lá cờ thống nhất trong sinh hoạt thể thao quốc tế. Nam Hàn trở thành một cường quốc khi lảnh thổ vẫn còn sự hiện diện của quân đội nước ngoài. Tại sao?
55 năm, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, vẫn khác biệt nhau về chính trị nhưng có thể làm kinh tế, giao thiệp chung về mặt xã hội. Tại sao?
55 năm, Nam Hàn và Bắc Hàn vẫn còn chia cắt về lãnh thổ nhưng họ có thể đứng chung một lá cờ thống nhất trong sinh hoạt thể thao quốc tế. Nam Hàn trở thành một cường quốc khi lảnh thổ vẫn còn sự hiện diện của quân đội nước ngoài. Tại sao?
55 năm, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, vẫn khác biệt nhau về chính trị nhưng có thể làm kinh tế, giao thiệp chung về mặt xã hội. Tại sao?
Saturday, July 04, 2009
Proud to be an American.
Nhìn tấm hình với hàng chử "Proud to be an American", tui hổng biết nói sao. Hảnh diện là người Mỹ thì có. Nhưng tại sao? cái gì làm cho tui hảnh diện? Hảnh diện vì chiều dài lịch sử. So với quê hương củ của tui, thua xa. Hãnh diện vì truyền thống anh hùng, đấu tranh chống ngoại xâm. So với Việt Nam, quê hương tôi với các anh hùng như bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung, ... thì nước Mỹ hơi ít :D
Nói rằng tui hãnh diện vì kinh tế nước Mỹ hùng mạnh vào bậc nhất. Không hẳn. Nước Mỹ của tôi đang nợ như chúa chổm. Nhưng công ty, những sản phẩm biểu tượng cho nước Mỹ đang phá sản, phải bán cho nước ngoài.
Vậy cái gì làm cho tui tự hào là người Mỹ. Cái gì làm tui cảm thấy sung sướng, an tâm khi giơ cái sổ thông hành (passport) có chử ký của bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ cho nhân viên di trú ở Canada, Mexico, Nam Hàn, Nhật, Hồng Kông?
Phải chăng là vì ngày lể Độc Lập không phải học tập chủ trương chính sách, không phải thi đua, không bị cưởng bách phải treo cờ trước nhà? Phải chăng là tui thoải mái nằm dài ở bải cỏ công viên ngắm trời trăng mây nước và ngoác mồm ra chửi tổng thống Obama và các vị lảnh đạo chính trị mà "no star where" :D
Thursday, July 02, 2009
"Người tốt" đâu cả rồi ?
- Lm. Lê Quang Uy - 29/06/2009
Đầu tháng 5 vừa qua, khi có dịp đến thăm bạn bè cũ Nhóm Mai Khôi ở tiểu bang Virginia, tôi được dẫn đi thăm Viện Bảo Tàng Báo Chí ngay tại thủ đô Washington nước Mỹ. Viện Bảo Tàng được đặt tên với cách chơi chữ, ghép chữ rất khéo: NEWSEUM. Ở đây có nhiều cái lạ, cái hay lắm, tôi không biết làm sao kể cho hết, nhưng có một chi tiết nhỏ nhưng rất thấm thía tôi có thể chia sẻ với mọi người trong bài viết này, đó là một câu thuộc loại danh ngôn được khắc chữ to trên tường như thế này:
"IF A PERSON GOES TO A COUNTRY AND FINDS THEIR NEWSPAPERS FILLED WITH NOTHING BUT GOOD NEWS, THERE ARE GOOD MEN IN JAIL". Tác giả là ông Daniel Patrick Moynihan. Tôi về mở Google để tìm thì biết đây là một thượng nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ, sinh năm 1927, mới mất năm 2003.
Tôi không rành tiếng Anh nhưng xin phép tạm dịch thoát ý thế này: "NẾU NGƯỜI TA ĐẾN MỘT ĐẤT NƯỚC NÀO ĐÓ VÀ ĐỌC ĐƯỢC TRÊN CÁC TRANG BÁO TOÀN LÀ CÁC TIN TỨC TỐT, THÌ ẮT LÀ NHỮNG NGƯỜI TỐT CỦA ĐẤT NƯỚC ẤY ĐANG BỊ NHỐT TRONG TÙ !"
Tôi đã định viết bài này đúng vào ngày 21.6.2009, Ngày Báo Chí Việt Nam, nhưng mà rồi lu bu, để đến bây giờ, tuy trễ hẹn một tuần, nhưng phải nói là giá trị ý nghĩa sâu xa của câu nói này làm chúng ta thấy đau đau, thấy buồn buồn ở trong lòng.
Đau và buồn là bởi hiện tại quanh ta đang có như thế thật. Những "người tốt" ta biết, ta nghe nói về họ, ta lại quý mến cảm phục họ về những việc họ đang làm, bỗng nhiên họ bị bắt với đủ các tội danh xấu xa tệ hại.
Cùng với câu nói vừa nêu trên, ta cũng nhận ra dạo này trên các trang báo và bài viết không theo "lề phải" cũng đang phổ biến một câu nói khác, cũng hết sức thấm thía, ngẫm nghĩ thấy xót xa chua chát, như một lời than thở, một cái chép miệng, lắc đầu ngao ngán. Câu ấy đại để là: "CÁI ÁC VẪN TỒN TẠI LÀ VÌ NGƯỜI TỐT CHƯA LÊN TIẾNG".
Đối với riêng tôi, có thể hiểu đó là một lời chất vấn lương tâm chính mỗi người chúng ta, nếu chúng ta còn muốn tự nhận mình là... "người tốt".
Người tốt trước hết là người không bao giờ làm điều xấu. Nhưng không làm điều xấu thì chưa hẳn đã được xếp vào loại "người tốt". Người tốt còn phải làm được nhiều điều tốt, trong đó có điều tốt quan trọng nhất, đó là làm sao cho cái xấu, nhất là cái ác, bị phát giác, lộ diện, phanh phui tới nơi tới chốn khỏi những lớp vỏ ngụy trang, đóng kịch. Thậm chí, cái ác và điều xấu, nó còn giả vờ là điều tốt mà đánh lừa mọi người. Ví dụ: Người tốt không bao giờ nói dối, nhưng người tốt cũng sẽ phản ứng ngay khi biết được có ai quanh mình nói không đúng sự thật, hoặc ít ra ngăn cản, can thiệp, lên tiếng cảnh báo, khuyên nhủ để sự dối trá không còn đất sống, hơn nữa, người ta sẽ ủng hộ, sẽ bênh vực, sẽ đứng về phía sự thật.
Đây là một trách nhiệm, một sứ mạng mà "người tốt" tự nguyện nhận vào mình, để sống cho mình và cho cộng đồng, chứ không ai có thể áp đặt ép buộc. Lương tâm của "người tốt" dường như tự mặc định sẵn như thế, không cần lý luận gì nhiều và lâu lắc trước một sự việc. "Người tốt" phản ứng nhanh, nhiều khi là phản ứng mạnh trước điều xấu, trước cái ác, gần như là vô điều kiện.
Và cũng phải nói hệ quả của một thái độ sống thẳng băng như thế giữa cuộc sống còn lắm điều lươn lẹo luồn lách, đương nhiên sẽ đẩy "người tốt" vào những hoàn cảnh bi đát. Thiệt thòi về vật chất, bị xúc phạm danh dự, và lắm khi phải chịu cảnh bắt bớ tù đầy oan khiên. Bù lại, tâm hồn "người tốt" luôn được bình an, lương tâm được ung dung thư thái.
Một giá trị khác hết sức lớn lao mà bản thân "người tốt" nhiều khi không ngờ, không nghĩ đến, ấy là cứ hễ có một "người tốt" bị bách hại thì cộng đồng lại dậy lên một sự khâm phục kính trọng kèm theo một sự thương cảm xót xa. "Trời ơi, tội nghiệp quá, ông ấy, chị ấy tốt như thế mà sao lại gặp chuyện khốn khổ thế này !?!" Thế rồi, trong tâm khảm có tiếng nói thúc giục người ta cũng hãy cố gắng mà sống tốt hơn, bớt sợ sệt, thôi không tránh né, để rồi đến một lúc nào đó, người ta cũng sẽ mạnh dạn can đảm phản ứng trước cái xấu, trước điều ác. Vậy là số "người tốt" không giảm đi mà lại tăng lên. "Người tốt" càng bị tiêu diệt áp chế thì lại càng có thêm nhiều "người tốt" khác góp tiếng nói dõng dạc cho cuộc đời.
"CÁI ÁC VẪN TỒN TẠI LÀ VÌ NGƯỜI TỐT CHƯA LÊN TIẾNG". Câu nói này sẽ không còn là "âm tính", là thụ động, nhưng sẽ trở thành một lời cảnh báo, lay động, thức tỉnh, khơi gợi cái "thiện căn ở tại lòng ta", để "người tốt" thấy nhất thiết và cấp thiết phải lên tiếng trước cái ác. Cái ác có thể hoành hành nhưng chắc chắn không thể cứ tồn tại mãi dưới ánh sáng mặt trời của Chân – Thiện – Mỹ.
Bài trích sách Công Vụ Tông Đồ dịp Lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô ( Cv 12, 1 – 11 ) kể lại câu chuyện của cộng đoàn tín hữu tiên khởi:
Vua Hêrôđê vốn là người Do Thái, là đồng bào với Chúa Giêsu và với các Tông Đồ, ấy thế mà lại ra tay ngược đãi Hội Thánh, rồi ra lệnh chém đầu ông Giacôbê. Vua lại được thể, cho bắt luôn ông Phêrô tống ngục, hai tay khóa bằng hai cái xiềng, lính canh bốn toán, mỗi toán bốn người. Hôm sau không khéo ông Phêrô cũng sẽ bị lôi đi xử chém. Bên ngoài, bà con trong Hội Thánh thương quá, xót xa quá, họp nhau lại cầu nguyện khẩn thiết.
Nửa đêm, ánh sáng chói lòa trong ngục, sứ giả của Chúa đến đứng cạnh Phêrô, lay Phêrô thức dậy, bật tung mọi xiềng xích, rồi dẫn Phêrô băng qua hai vọng canh, mở luôn cánh cổng sắt thông ra phố. Ông Phêrô còn đang ngẩn ngơ bàng hoàng thì sứ giả của Chúa biến mất. Cứ như mơ ! Phêrô tuyên xưng: "Bây giờ tôi biết thật sự Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do Thái muốn tôi phải gánh chịu !"
Thế đấy, "Người Tốt" Giacôbê và "Người Tốt" Phêrô đều bị bắt nhốt tù vì đã dám loan báo một "điều tốt", một "tin tốt" ( Phúc Âm – Euaggelion – Évangile – Gospel ) cho toàn dân. Giacôbê thì đã bị xử chém khá sớm ở Giêrusalem, còn Phêrô thì được Chúa cứu nhiều phen, nhưng rồi đến thời đến buổi, cũng bị giết tại Rôma. Nhìn theo góc độ của thế gian, rõ là thất bại, thất bại thảm hại ! Nhưng nhìn với chiều kích Đức Tin, những "người tốt" ấy làm được bao nhiêu là điều tốt, và điều tốt mạnh nhất, dữ dội nhất, là dùng chính cái chết của bản thân mình để định hướng cho Sự Sống của mọi người.
Vấn nạn "người tốt đâu cả rồi ?" thoạt tiên nghe sao mà nản chí quá, nhưng dõi nhìn hành trình của Hội Thánh xuyên qua lịch sử đen tối của thế gian, ta an nhiên xác tín: có một "Người Tốt" nơi vạn "người tốt", ấy là "Người Tốt Giêsu" vẫn đang sánh vai bên ta, mời gọi ta cũng hãy là những "người tốt", mời gọi ta hãy lên tiếng để cái xấu và điều ác bị đẩy lui. Và "Nước Cha trị đến !"
Ngay lúc này, khi Nước Cha chưa trị đến, "Người Tốt Giêsu" bảo ta: "Đừng sợ ! Bình An cho anh em ! Hãy theo Thầy !"
Lm. QUANG UY, Chúa Nhật Lễ Vọng kính Thánh Phêrô và Phaolô, Sàigòn 28.6.2009
(http://dcctvn.net/news.php?id=4165)
Đầu tháng 5 vừa qua, khi có dịp đến thăm bạn bè cũ Nhóm Mai Khôi ở tiểu bang Virginia, tôi được dẫn đi thăm Viện Bảo Tàng Báo Chí ngay tại thủ đô Washington nước Mỹ. Viện Bảo Tàng được đặt tên với cách chơi chữ, ghép chữ rất khéo: NEWSEUM. Ở đây có nhiều cái lạ, cái hay lắm, tôi không biết làm sao kể cho hết, nhưng có một chi tiết nhỏ nhưng rất thấm thía tôi có thể chia sẻ với mọi người trong bài viết này, đó là một câu thuộc loại danh ngôn được khắc chữ to trên tường như thế này:
"IF A PERSON GOES TO A COUNTRY AND FINDS THEIR NEWSPAPERS FILLED WITH NOTHING BUT GOOD NEWS, THERE ARE GOOD MEN IN JAIL". Tác giả là ông Daniel Patrick Moynihan. Tôi về mở Google để tìm thì biết đây là một thượng nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ, sinh năm 1927, mới mất năm 2003.
Tôi không rành tiếng Anh nhưng xin phép tạm dịch thoát ý thế này: "NẾU NGƯỜI TA ĐẾN MỘT ĐẤT NƯỚC NÀO ĐÓ VÀ ĐỌC ĐƯỢC TRÊN CÁC TRANG BÁO TOÀN LÀ CÁC TIN TỨC TỐT, THÌ ẮT LÀ NHỮNG NGƯỜI TỐT CỦA ĐẤT NƯỚC ẤY ĐANG BỊ NHỐT TRONG TÙ !"
Tôi đã định viết bài này đúng vào ngày 21.6.2009, Ngày Báo Chí Việt Nam, nhưng mà rồi lu bu, để đến bây giờ, tuy trễ hẹn một tuần, nhưng phải nói là giá trị ý nghĩa sâu xa của câu nói này làm chúng ta thấy đau đau, thấy buồn buồn ở trong lòng.
Đau và buồn là bởi hiện tại quanh ta đang có như thế thật. Những "người tốt" ta biết, ta nghe nói về họ, ta lại quý mến cảm phục họ về những việc họ đang làm, bỗng nhiên họ bị bắt với đủ các tội danh xấu xa tệ hại.
Cùng với câu nói vừa nêu trên, ta cũng nhận ra dạo này trên các trang báo và bài viết không theo "lề phải" cũng đang phổ biến một câu nói khác, cũng hết sức thấm thía, ngẫm nghĩ thấy xót xa chua chát, như một lời than thở, một cái chép miệng, lắc đầu ngao ngán. Câu ấy đại để là: "CÁI ÁC VẪN TỒN TẠI LÀ VÌ NGƯỜI TỐT CHƯA LÊN TIẾNG".
Đối với riêng tôi, có thể hiểu đó là một lời chất vấn lương tâm chính mỗi người chúng ta, nếu chúng ta còn muốn tự nhận mình là... "người tốt".
Người tốt trước hết là người không bao giờ làm điều xấu. Nhưng không làm điều xấu thì chưa hẳn đã được xếp vào loại "người tốt". Người tốt còn phải làm được nhiều điều tốt, trong đó có điều tốt quan trọng nhất, đó là làm sao cho cái xấu, nhất là cái ác, bị phát giác, lộ diện, phanh phui tới nơi tới chốn khỏi những lớp vỏ ngụy trang, đóng kịch. Thậm chí, cái ác và điều xấu, nó còn giả vờ là điều tốt mà đánh lừa mọi người. Ví dụ: Người tốt không bao giờ nói dối, nhưng người tốt cũng sẽ phản ứng ngay khi biết được có ai quanh mình nói không đúng sự thật, hoặc ít ra ngăn cản, can thiệp, lên tiếng cảnh báo, khuyên nhủ để sự dối trá không còn đất sống, hơn nữa, người ta sẽ ủng hộ, sẽ bênh vực, sẽ đứng về phía sự thật.
Đây là một trách nhiệm, một sứ mạng mà "người tốt" tự nguyện nhận vào mình, để sống cho mình và cho cộng đồng, chứ không ai có thể áp đặt ép buộc. Lương tâm của "người tốt" dường như tự mặc định sẵn như thế, không cần lý luận gì nhiều và lâu lắc trước một sự việc. "Người tốt" phản ứng nhanh, nhiều khi là phản ứng mạnh trước điều xấu, trước cái ác, gần như là vô điều kiện.
Và cũng phải nói hệ quả của một thái độ sống thẳng băng như thế giữa cuộc sống còn lắm điều lươn lẹo luồn lách, đương nhiên sẽ đẩy "người tốt" vào những hoàn cảnh bi đát. Thiệt thòi về vật chất, bị xúc phạm danh dự, và lắm khi phải chịu cảnh bắt bớ tù đầy oan khiên. Bù lại, tâm hồn "người tốt" luôn được bình an, lương tâm được ung dung thư thái.
Một giá trị khác hết sức lớn lao mà bản thân "người tốt" nhiều khi không ngờ, không nghĩ đến, ấy là cứ hễ có một "người tốt" bị bách hại thì cộng đồng lại dậy lên một sự khâm phục kính trọng kèm theo một sự thương cảm xót xa. "Trời ơi, tội nghiệp quá, ông ấy, chị ấy tốt như thế mà sao lại gặp chuyện khốn khổ thế này !?!" Thế rồi, trong tâm khảm có tiếng nói thúc giục người ta cũng hãy cố gắng mà sống tốt hơn, bớt sợ sệt, thôi không tránh né, để rồi đến một lúc nào đó, người ta cũng sẽ mạnh dạn can đảm phản ứng trước cái xấu, trước điều ác. Vậy là số "người tốt" không giảm đi mà lại tăng lên. "Người tốt" càng bị tiêu diệt áp chế thì lại càng có thêm nhiều "người tốt" khác góp tiếng nói dõng dạc cho cuộc đời.
"CÁI ÁC VẪN TỒN TẠI LÀ VÌ NGƯỜI TỐT CHƯA LÊN TIẾNG". Câu nói này sẽ không còn là "âm tính", là thụ động, nhưng sẽ trở thành một lời cảnh báo, lay động, thức tỉnh, khơi gợi cái "thiện căn ở tại lòng ta", để "người tốt" thấy nhất thiết và cấp thiết phải lên tiếng trước cái ác. Cái ác có thể hoành hành nhưng chắc chắn không thể cứ tồn tại mãi dưới ánh sáng mặt trời của Chân – Thiện – Mỹ.
Bài trích sách Công Vụ Tông Đồ dịp Lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô ( Cv 12, 1 – 11 ) kể lại câu chuyện của cộng đoàn tín hữu tiên khởi:
Vua Hêrôđê vốn là người Do Thái, là đồng bào với Chúa Giêsu và với các Tông Đồ, ấy thế mà lại ra tay ngược đãi Hội Thánh, rồi ra lệnh chém đầu ông Giacôbê. Vua lại được thể, cho bắt luôn ông Phêrô tống ngục, hai tay khóa bằng hai cái xiềng, lính canh bốn toán, mỗi toán bốn người. Hôm sau không khéo ông Phêrô cũng sẽ bị lôi đi xử chém. Bên ngoài, bà con trong Hội Thánh thương quá, xót xa quá, họp nhau lại cầu nguyện khẩn thiết.
Nửa đêm, ánh sáng chói lòa trong ngục, sứ giả của Chúa đến đứng cạnh Phêrô, lay Phêrô thức dậy, bật tung mọi xiềng xích, rồi dẫn Phêrô băng qua hai vọng canh, mở luôn cánh cổng sắt thông ra phố. Ông Phêrô còn đang ngẩn ngơ bàng hoàng thì sứ giả của Chúa biến mất. Cứ như mơ ! Phêrô tuyên xưng: "Bây giờ tôi biết thật sự Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do Thái muốn tôi phải gánh chịu !"
Thế đấy, "Người Tốt" Giacôbê và "Người Tốt" Phêrô đều bị bắt nhốt tù vì đã dám loan báo một "điều tốt", một "tin tốt" ( Phúc Âm – Euaggelion – Évangile – Gospel ) cho toàn dân. Giacôbê thì đã bị xử chém khá sớm ở Giêrusalem, còn Phêrô thì được Chúa cứu nhiều phen, nhưng rồi đến thời đến buổi, cũng bị giết tại Rôma. Nhìn theo góc độ của thế gian, rõ là thất bại, thất bại thảm hại ! Nhưng nhìn với chiều kích Đức Tin, những "người tốt" ấy làm được bao nhiêu là điều tốt, và điều tốt mạnh nhất, dữ dội nhất, là dùng chính cái chết của bản thân mình để định hướng cho Sự Sống của mọi người.
Vấn nạn "người tốt đâu cả rồi ?" thoạt tiên nghe sao mà nản chí quá, nhưng dõi nhìn hành trình của Hội Thánh xuyên qua lịch sử đen tối của thế gian, ta an nhiên xác tín: có một "Người Tốt" nơi vạn "người tốt", ấy là "Người Tốt Giêsu" vẫn đang sánh vai bên ta, mời gọi ta cũng hãy là những "người tốt", mời gọi ta hãy lên tiếng để cái xấu và điều ác bị đẩy lui. Và "Nước Cha trị đến !"
Ngay lúc này, khi Nước Cha chưa trị đến, "Người Tốt Giêsu" bảo ta: "Đừng sợ ! Bình An cho anh em ! Hãy theo Thầy !"
Lm. QUANG UY, Chúa Nhật Lễ Vọng kính Thánh Phêrô và Phaolô, Sàigòn 28.6.2009
(http://dcctvn.net/news.php?id=4165)
Subscribe to:
Posts (Atom)