Wednesday, August 02, 2023

Cong T. Do - Tại sao csVN chủ trương giết quân dân Huế Tết Mậu Thân?

 Cong T. Do
July 25 at 12:00 PM  · 

Tháng 9 năm 1968, sau khi cuộc tấn công Mậu thân bị thất bại, Bí thư một vùng thuộc Thành phố Huế, ông Hồ Ty đã bị cảnh sát bắt. Hồ Ty khai là kế hoạch giết quân dân cán chính ở Huế nằm trong chiến lược của đảng csVN, nhằm bứng tận gốc rể hệ thống chính quyền VNCH ở Huế, gồm luôn cả những thành phần nhân sự phục vụ bộ máy chính quyền. Hồ Ty xác nhận, việc giết người ở Huế đảng csVN đã dự tính trước và giao cho một bộ phận đãm nhận về an ninh thi hành kế hoạch này. (1)
Kết luận của Douglas Pike khi làm việc với tư cách nhân viên Sở Ngoại Vụ cho Phòng Thông Tin Hoa Kỳ năm 1970 cho biết cuộc thãm sát ở Huế diển ra trong 3 giai đoạn. Giai đoạn một, khi nạn nhân bị đem ra xử trong một toà án bỏ túi, kéo dài trong vòng 5 đến 10 phút, trong đó nạn nhân bị tuyên án phạm tội ác chống lại nhân dân. Sau khi nghĩ rằng quân cs có thể giử được thành Huế lâu dài, cs lại đem dân ra bắn tiếp, trong chiến dịch "kiến tạo lại xã hội", theo phương cách của những kẻ theo chủ nghĩa Mao một cách cuồng tín. 
Những người mà cs cho là thuộc tầng lớp "phản động" đều bị đem ra xử bắn ở giai đoạn hai. Những người như giới trí thức, giáo dân, thương gia và người cho là "tôi mọi cho thực dân", đều bị đem ra bắn bỏ, dọn đường cho việc xây dựng một trật tự xã hội mới. Và khi cs nhận ra rằng họ phải rút lui khỏi Huế, thì giai đoạn thãm sát thứ ba đã được tiến hành một cách nhanh chóng, theo chủ trương "giết không để lại bất cứ dấu vết". Những người bị giết và đem đi dấu xác trong đợt ba này là bất cứ ai, già trẻ trai gái đều phải chết nếu họ lỡ biết danh tính, biết mặt những người việt cộng trong cuộc Tổng tấn công ở Huế. Sau khi cs bỏ chạy ra khỏi Huế, có khoảng 2,800 xác chết được tìm thấy từ những mồ chôn tập thể một cách vội vã, có 4 điạ điểm thảm sát chính được tìm thấy đầy những xác chết như vậy ở Huế. Hầu hết đều bị chết ở tư thế tay bị trói bằng dây điện, miệng bị nhét giẻ, thân thể bị cong queo mặc dù không có một vết thương nào trên người, bằng chứng của việc họ đã bị chôn sống. (2)
Cuộc thãm sát Huế năm Mậu Thân 1968 theo giới quan sát quốc tế là từ 2,800 đến 6,000 người bao gồm dân thường và công viên chức của VNCH. Chính quyền VNCH công bố chính thức là 4,062 người bị giết hay mất tích, trong đó, một số bị chôn sống, một số bị đánh vào đầu bằng cuốc, xẻng mà chết.  Sau Tết Mậu Thân 1968, Huế đã bị mất đi từ 5% đến 10% tổng dân số.
Theo báo cáo của cơ quan phân tích RAND, dựa vào các tài liệu tịch thu của việt cộng, từ 1965 csVN đã chỉ thị cho việt cộng, những kẻ nằm vùng, nội thành, phụ trách an ninh ở Huế thu thập danh sách các phần tử bị cho là "phản động" và chuẩn bị mạng lưới an ninh ngầm để thực hiện các công tác "thủ tiêu". Và những danh sách này đã được việt cộng sử dụng trong cuộc thảm sát ở Huế. Một trong những mật thư bị tịch thu, đã chỉ đạo cho việt cộng "Chuẩn bị sẳn điạ điểm của bọn phản động để chúng ta dễ dàng thanh toán những kẻ phản bội ở trong các thành phố. Chuẩn bị chu đáo danh sách và tài liệu liên quan đến bọn phản động, thanh lọc các phần tử và đề nghị phương án để tiêu diệt bọn chúng trong tất cả mọi tình huống và sửa soạn cho một cuộc trấn áp bọn phản cách mạng sẽ được diễn ra."
Chỉ thị giết người kèm theo danh sách do việt cộng báo cáo là những danh sách csVN sử dụng trong các cuộc ám sát, tử hình và thảm sát ở mức độ qui mô như khi tấn công vào Thành phố Huế. Một trong những chỉ thị còn đi sâu vào chi tiết như "Phải có kế hoạch thủ tiêu từ 3 đến 5 phần tử phản động và tiến hành các hoạt động này, từ giết 5 đến 10 người trên mỗi góc phố, hay mỗi khu vực có dân cư. Phải làm hỏng hệ thống đàn áp của bộ máy chính quyền, phải giết hơn 70% liên hệ trong gia đình của những kẻ giữ vai trò lãnh đạo và thủ tiêu 100% các phần tử liên hệ với chính quyền trong từng khu vực". Với những chỉ đạo như vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Bảy Lớp, trưởng đặc công việt cộng ở Sài Gòn đã tàn sát cả gia đình một viên chức quân đội VNCH. Bảy Lớp là người bị Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết sau đó. Và cũng giải thích tại sao theo tường thuật của một nhân chứng ở Huế, Hoàng Phủ Ngọc Phan đã lạnh lùng bắn chết hết 5 người trong một gia đình không chút nương tay.
Điều này cũng làm sáng tỏ cuộc thãm sát có chủ đích tại Gia Hội, Huế nơi thuộc khu vực Nhà thờ Phủ Cam. Tại đây, khi việt cộng làm chủ Huế, đã bắt đi 398 người, bao gồm tất cả già trẻ bé lớn, gồm luôn trẻ em trên 15 tuổi đang ẩn nấp ở nhà thờ Phủ Cam. Tất cả 398 người này đều bị việt cộng giết hết sau đó, và theo lời tự thú của Hồ Ty, Bí thư Thành Ủy Huế "chúng tôi đặc biệt chú trọng đến những phần tử ở Phủ Cam…những thành phần Công giáo này coi như là kẻ thù của chúng tôi". Và đó là lý do tại sao 398 mạng người dân Huế đã bị việt cộng giết sạch. (3)
Danh sách những nạn nhân ở Huế sẽ bị việt cộng "xử tử" đã được soạn thảo từ trước năm Tết Mậu Thân 1968 và trong quá trình đóng góp cho danh sách này dày thêm ra, làm sao không có sự chỉ đạo của những việt cộng ở Huế như anh em Hoàng Phủ, hay Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn thị Đoan Trinh khi họ đang ở cương vị chủ tịch, tổng thư ký, thành viên của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Chủ và Hoà Bình, và sau này chạy theo việt cộng vào trong rừng. Những người như ông Xuân, ông Phan, ông Tường, ông Hảo, bà Trinh v.v…không thể không có công đóng góp trong quá trình làm "loại bỏ những phần tử ác ôn" ở Huế trong Tết Mậu Thân 1968.
Khi Pol Pot thãm sát hơn 2 triệu người Cambodia, Pol Pot không thể trực tiếp giết từng người. Nhưng thế giới và nhân dân Cambodia vẫn quy trách nhiệm cho Pol Pot tội diệt chủng. Nói cách khác, Pol Pot không cần phải có mặt tại hiện trường hay chính tay cầm cuốc phang vào đầu, giết từng người Cambodia thì mới là kẻ phạm tội ác sát nhân. Khi Hitler giết hơn 5 triệu dân Do Thái, và ra lệnh cho Himmler, trưởng đặc vụ lực lượng SS Đức Quốc Xã thi hành, thì chính cả hai cũng không có mặt tại các lò thiêu sống, hay hiện diện trong các trại tập trung. Phạm tội ác diệt chủng khi ra trước vành móng ngựa hay đứng dưới giá treo cổ thì không phân biệt có mặt tại nơi thãm sát hay không? mà chính là ở vai trò, và hành vi tiếp tay phạm tội gián tiếp hay trực tiếp. Do đó, việc những người từng giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc thảm sát ở Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Nguyễn thị Đoan Trinh…v.v… có biện hộ cho vai trò và tìm cách lẫn tránh sự hiện diện trong Tết Mậu Thân 1968, thì vẫn không thể che lấp được tội ác đẫm máu của họ trong cuộc thãm sát đồng bào ở Huế năm 1968.
Đỗ T. Công

(1) Oberdorfer, Don (Dec 7, 1969). "'68 killings by vietcong are detailed". Washington Post
(2) Pike, Douglas (1970). "The VietCong Strategy of Terror". (Pike concluded that the killings were done by local VC cadres and were the result of "a decision rational and justifiable in the Communist mind.")
(3) Hue Red Report Found

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid037EtzsYSewwibQhF66TjNAXW5PJLD5jJu5NyaLAHecrNRSHL4WoEcgLEE3yvREKcRl&id=100006087489025

No comments: