- Học phí cho 8 học kỳ (semester). Mỗi năm không phải tốn tiền của một cái xế hộp mới bốn bánh là thích rồi.
- Ưu tiên ghi danh chọn lớp học. Nghĩ lại lúc trước nhiều lớp không ghi được vì hết chổ, phải học ở những giờ buồn ngũ, những ông thầy, bà thấy cà chớn. Cái này có lý.
- Có cố vấn học trình đặc biệt (special counselor). Cái này không hứng thú lắm.
- Được đậu xe ở những chổ ưu tiên gần lớp học. À, cái này có lý. Cứ nghĩ mỗi sáng phải đeo một ba lô sách vở lết từ bải đậu xe vào đến khuôn viên khoa kỹ sư là thấy mệt, lại phải leo lên đồi vô buổi chiều
- Tiền sách vở cho mỗi năm học.
Kể từ năm lớp 11, lác đác mỗi ngày con tôi nhận được những lá thư từ các trường đại học trên khắp nước Mỹ. Từ những trường lạ hoắc chưa hề nghe tới đến những trường danh tiếng. Trường nào cũng cố gắng quảng cáo thật hay, thật tốt về trường của mình. Ở những trường bình thường, có sinh viên theo học, là trường có tiền. Không có sinh viên, trường phải dẹp, out of business. Những trường nổi tiếng, họ không cần sinh viên. Nhưng, họ cần học sinh giỏi. Càng có nhiều sinh viên giỏi theo học, trường càng nổi tiếng. Càng nổi tiếng, càng có nhiều tiền quyên tặng.
Trường học cạnh tranh về nhiều mặt để thu hút sinh viên, học sinh. Sinh viên cũng cạnh tranh với nhau để được nhận vào trường. Sự cạnh tranh, thi đua giữa các thành phần đưa đến tiến bộ. Nếu con tôi không ráng học để được đứng vào hạng top ten của trường, liệu có trường nào hay sau này các công ty để ý để mời gọi, níu kéo? Nếu trường học không cần cạnh tranh, liệu chất lượng giáo dục có tốt?
Nếu các chính trị gia không cần cạnh tranh một cách công khai, công bằng theo pháp luật liệu đất nước có phồn vinh, người dân được hạnh phúc?
No comments:
Post a Comment