Rảnh rang bàn lại MÙI MUỒI
Coi THƠM hay CHÍN, rối nùi phải không?
Tác giả MÍCH LONG
Đại Nam Quấc âm tự vị" không ghi nhận từ ngữ "mùi mẫn" mà chỉ có "muồi mẫn". Cụ thể "muồi", chữ Nôm viết 煤, có nghĩa là chín quá (nói về trái trăng - tức trái cây) và cho ví dụ "muồi mẫn", "chín muồi", "trái muồi", "khóc muồi".
Dựa vào "Đại Nam Quấc âm tự vị", ta có thể thấy nghĩa gốc của "muồi" là trái cây chín quá, chín đến mức tối đa, rồi từ đó mở rộng ra, thành điều gì đó rất say, rất nồng, đạt đến mức say sưa lắm, dữ dội lắm, thí dụ như "khóc muồi", "muồi mẫn".
B. Tự điển Lê Văn Đức ghi:
Muồi: khóc muồi-mẫn; họ đang muồi-mẫn với nhau.
C. "Tự điển Từ ngữ Nam Bộ" của Huỳnh Công Tín cũng không ghi nhận "mùi mẫn" mà chỉ có "muồi mẫn". Huỳnh Công Tín còn giải thích tỉ mỉ hơn hẳn hai công trình kể trên, cụ thể như sau:
- MUỒI:
1/ (Trái cây) chín đã lâu, ở trạng thái mềm, thâm sắp chuyển sang thối rữa.
Ví dụ: Ba trái chuối để muồi thâm kim, ăn hết ngon.
2/ Ở trạng thái cao về chất của một quá trình.
Ví dụ: Mới nói có mấy tiếng mà nó đã tủi thân khóc muồi rồi; Em nó buồn ngủ muồi rồi, gục lên gục xuống kia kìa.
3/ (Ca, đàn) rất điêu luyện, điệu nghệ, êm dịu và truyền cảm.
Ví dụ: Giọng Phương Quang ca bài "Tình anh bán chiếu" cũng rất muồi, đâu thua gì giọng Út Trà Ôn.
4/ Tình tứ, rất tình, say đắm quyến luyến bên nhau.
Ví dụ: muồi ở đâu chớ bọn trẻ bây giờ chúng nó muồi ở giữa đàng giữa sá, trông nó kỳ khôi quá
- Về từ ngữ "MUỒI MẪN", Huỳnh Công Tín giải thích như sau:
"Muồi mẫn" là từ dùng có ý nhấn mạnh để chỉ trạng thái cao, điêu luyện của một quá trình.
Ví dụ: "Giọng ca phải muồi mẫn theo nghĩa là lãng mạn, buông thả tự do nhưng giữ chắc nhịp".
Ví dụ này là Huỳnh Công Tín dẫn theo sách của Sơn Nam.
Điều này có nghĩa là nhà văn Sơn Nam cũng viết "muồi mẫn".
Như vậy hầu hết các tự điển đều ghi nhận từ ngữ muồi mẫn, nhưng dường như chỉ có từ điển (cuốn từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê) viết với chữ "mùi mẫn"?
Vậy ta thử tìm hiểu xem "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê có xuất xứ từ đâu:
"Từ điển tiếng Việt - còn được gọi là "Từ điển Hoàng Phê" - là một công trình khoa học do tập thể các nhà khoa học thuộc Viện Ngôn ngữ học - cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ học hàng đầu của Việt Nam biên soạn dưới sự chủ biên của Hoàng Phê. Công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005.
Từ điển tiếng Việt xuất bản lần đầu năm 1988, được tái bản nhiều lần, thu thập và giải thích khoảng 36.000 từ ngữ thường dùng trong đời sống và thường gặp trên sách báo, các từ ngữ phương ngữ phổ biến, các thuật ngữ khoa học - kỹ thuật thông dụng. (trích từ trang quảng cáo "từ điển" của chxhcnvn).
Và các nhà "ngôn ngữ học hàng đầu" này còn "khẳng định" rằng:
MÙI (Danh từ): hơi lan tỏa ra và được cảm nhận, nhận biết bằng mũi.
Ví dụ: Mùi thơm ngào ngạt này phát ra từ phòng bếp.
→ Ý câu này chỉ, hương thơm được xác định bằng mũi và được xác định được tỏa ra từ phòng bếp.
MÙI (Danh từ): rau thơm thuộc họ hoa tán, lá nhỏ hình tròn chia thành các tua, thường dùng làm gia vị. Còn có tên gọi khác là Ngò.
(ML: Cái loại ngò rí (rau mùi) này chẳng có ăn nhập gì với ý nghĩa của chữ MÙI nơi đây, hahaha đưa vào để tỏ ra... hiểu biết rộng?)
Tuy nhiên ở đây, mùi (Tính từ) có nghĩa là hay, có sức lay động và cuốn hút lòng người.
(ML: Tại sao lại có "tuy nhiên"? Và tại sao chỉ có "ở đây?", hahaha tui cũng không rõ)
Ví dụ: Giọng hát của em ấy nghe thật mùi mẫn. (?)
→ Câu này ý chỉ, cô ấy có một giọng hát hay, nghe xao xuyến lòng người.
Cuối cùng các nhà "ngôn ngữ học hàng đầu" của "nhà nước" ra "quyết định" luôn:
"MUỒI MẪN" là một từ sai, nó không có trong từ điển tiếng Việt. (Hết cãi?)
Cho nên có thơ rằng:
MÙI với MUỒI?
Mùi hương, mùi vị, mùi đời
Nụ hôn muồi mẫn, làn hơi thật muồi
Thơ văn, âm nhạc bắp cùi
Thi ca loại ấy "bốc mùi" hay chăng?
Hahaha
Mich Long
No comments:
Post a Comment